Phụ Nữ Sức Khỏe

Đậu mùa khỉ không có khả năng trở thành đại dịch như Covid-19

Đậu mùa khỉ được đánh giá khó trở thành đại dịch tương tự Covid-19. Tuy nhiên, nguy cơ bệnh xâm nhập vào Việt Nam là hiện hữu.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến nay, khoảng 22.500 trường hợp mắc đậu mùa khỉ đã được ghi nhận ở 79 quốc gia. Trong số này, đã có những trường hợp tử vong ở cả trong và ngoài châu Phi.

Ngày 23/7, WHO đã công bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế. Số liệu mới nhất cũng cho thấy số ca mắc trong tuần qua đã tăng 48% so với tuần trước đó. Dự báo, số ca mắc tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ trong nước. Tuy nhiên, trong phát biểu mới đây, quyền Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan thừa nhận nguy cơ đậu mùa khỉ xâm nhập vào Việt Nam là hiện hữu.

Dẫu vậy, các chuyên gia vẫn đánh giá nguy cơ để đậu mùa khỉ trở thành một đại dịch với quy mô và mức độ như Covid-19 là không nhiều.

Nhiều điểm khác biệt

Trao đổi với báo chí mới đây, bác sĩ Eric Dziuban, Giám đốc quốc gia, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (US CDC) tại Việt Nam, nhận định đợt bùng phát dịch đậu mùa khỉ lần này có nhiều điểm khác biệt so với những lần trước đó.

Điều đầu tiên là nhiều ca bệnh được ghi nhận ở các quốc gia bên ngoài châu Phi.

"Từng là dịch bệnh chủ yếu chỉ xuất hiện ở châu Phi nhưng ở đợt bùng phát này, châu Âu hiện là khu vực có nhiều ca bệnh nhất. Cũng chỉ cách đây vài tuần, Mỹ đã trở thành nước đứng đầu về số ca đậu mùa khỉ", BS Eric Dziuban thông tin.

Đặc điểm lâm sàng của các ca bệnh trong đợt bùng phát dịch lần này cũng có nhiều điểm khác biệt.

Phân tử virus gây bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: Science Photo Library.

Theo đó, phát ban vẫn là biểu hiện đặc trưng của đậu mùa khỉ nhưng thường bắt đầu ở vùng sinh dục và quanh hậu môn. Đôi khi, các vết ban không lan ra những bộ phận khác của cơ thể.

Điều này khiến các bác sĩ dễ chẩn đoán nhầm đậu mùa khỉ thành các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Các triệu chứng trước ban như sốt, đau nhức, mệt mỏi ở bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ trong lần bùng dịch này ít phổ biến hơn so với các đợt dịch trước.

Dù vậy, vị chuyên gia vẫn nhận định đậu mùa khỉ có ít nguy cơ trở thành đại dịch và khó có thêm một đại dịch lớn như Covid-19.

Ông nói: "Đậu mùa khỉ không lây lan nhanh như Covid-19. Mặt khác, hầu hết ca bệnh tự khỏi và không cần điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này”.

Tuy nhiên, lần bùng phát dịch lần này có nhiều đặc điểm riêng biệt trước đây thế giới chưa từng ghi nhận. Do đó, bác sĩ Eric Dziuban cho rằng chúng ta cần tìm hiểu kỹ hơn để chẩn đoán và điều trị được tốt trong thời gian tới.

Liên quan vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết từ những nghiên cứu và đánh giá hiện tại, bệnh đậu mùa khỉ ít có khả năng bùng phát thành đại dịch, giống như Covid-19 đã làm thời gian qua.

Khác với Covid-19, đậu mùa khỉ ở người lây truyền khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp gần, thông qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp, tiếp xúc chung các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh.

Ngoài ra, sự lây truyền cũng có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang con hoặc trong quá trình tiếp xúc gần trong và sau khi sinh. Đáng chú ý, đường lây chủ yếu của đậu mùa khỉ đến nay được ghi nhận ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới.

Cùng quan điểm, PGS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, ĐH Y Dược TP.HCM, đánh giá tỷ lệ gây đại dịch của đậu mùa khỉ gần như bằng không. Nguyên nhân là hiện bệnh vẫn chỉ tập trung ở nhóm nam giới có quan hệ tình dục đồng giới với nhiều bạn tình.

Mặt khác, vị chuyên gia cho rằng virus đậu mùa khỉ chủ yếu lây qua tiếp xúc gần, từ người có triệu chứng rõ ràng như mụn nước, phát ban, mụn mủ… Do đó, nếu chúng ta biết về nó và phòng tránh, nguy cơ lây nhiễm là hầu như không có.

PGS Dũng giải thích thêm: “Với đường lây như vậy, việc lây từ người sang người là tương đối khó. Với người bình thường, không quan hệ tình dục, tỷ suất tái tạo căn bản (R0) chỉ ở mức dưới 1 (khoảng 0,5-0,8). Tức bệnh đậu mùa khỉ không có khả năng tạo thành dịch ở những người được loại trừ hoạt động giao hợp”.

Tránh tâm lý hoang mang

Từ hiểu biết về đường lây nói trên cũng như việc WHO công bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế, người dân sẽ cần rất cảnh giác và chủ động phòng tránh căn bệnh này. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng chúng ta không nên quá hoang mang.

Tiến sĩ Trần Văn Giang, Phó viện trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu các bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khẳng định: “Ở thời điểm này, việc nâng cao cảnh giác và bổ sung kiến thức, nhận biết về bệnh đậu mùa khỉ là quan trọng. Tuy nhiên, không nên vì thế mà mọi người quá hoang mang”.

Tiến sĩ Trần Văn Giang, Phó viện trưởng Viện Đào tạo và Nghiên cứu các bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Quốc Toàn.

Vị chuyên gia lưu ý người dân càng hoang mang, công tác và hiệu quả phòng bệnh đậu mùa khỉ sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn.

“Chúng ta đã có bài học về sự hoang mang khi phòng chống dịch bệnh Covid-19 ở giai đoạn đầu. Vì thế, trong bối cảnh phòng bệnh đậu mùa khỉ, người dân cũng nên bình tĩnh”, ông nói

Cụ thể, khi phát hiện ca bệnh hoặc có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ, vị chuyên gia khuyến cáo người dân nên bình tĩnh, tự cách ly và báo cáo tới cơ sở y tế gần nhất để có hướng dẫn và được can thiệp kịp thời.

TS Giang nhấn mạnh mọi người tuyệt đối không tự tìm hiểu thông tin và tự mua thuốc hoặc tự xét nghiệm, đồng thời tránh lan truyền những thông tin tiêu cực, ảnh hưởng việc phòng dịch trong cộng đồng.

Theo Quốc Toàn/Zing News

Tin liên quan

TP.HCM tăng điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em

Ngày 3/8, toàn TP.HCM đã có 157 điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 dành cho trẻ em từ 5 đến dưới...

Sốt xuất huyết biến chứng vào tim

Người phụ nữ 31 tuổi tại TP.HCM nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, khỏ thở, nhịp tim 203 lần/phút,...

Sáng 3/8: Biến thể BA.4, BA.5 lây lan nhanh bắt đầu chiếm ưu thế; F0 bệnh nền, cần nhập viện,...

Ca COVID-19 ở nước ta liên tục tăng, đã có ngày lên đến 2 nghìn ca, trong khi virus SARS-CoV-2...

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì?

Cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh ra vitamin B12, vì vậy có thể bổ sung vitamin B12...

8 dấu hiệu của virus chảy máu mắt gây chết người

Một loại vi-rút gây chảy máu mắt đã đến châu Âu.

Vì sao vẫn có hàng triệu phụ nữ xấu hổ khi đến tháng?

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàng triệu phụ nữ và người trưởng thành có kinh nguyệt không bao...

Làm thế nào để bảo quản bàn chải đánh răng đúng cách

Bàn chải đánh răng là vật dụng cần thiết cho sức khỏe răng miệng. Có nhiều hình dạng, kích thước,...

Tin mới nhất

Đêm tân hôn chồng bất ngờ làm điều này, vợ giật mình sửng sốt đôi mắt chưa bao giờ không...

54 phút trước

Bị chồng ép ly hôn sau 7 năm chung sống, 1 năm sau gặp lại, vợ bàng hoàng khi biết...

56 phút trước

Cha gần đất xa trời, đột nhiên người phụ nữ lạ đến gặp nói một điều khiến cả nhà tôi...

57 phút trước

Ngày lên xe hoa, con trai riêng kiên quyết đòi chạy theo, nào ngờ chồng mới cưới quyết định một...

58 phút trước

Chạm mặt chồng và nhân tình trong khách sạn, tôi vỡ lẽ câu chuyện giấu kỹ 10 năm nay

59 phút trước

Chồng không may qua đời tôi không tái giá để chăm sóc bố chồng bại liệt ngày giỗ đầu, ông...

1 giờ trước

Đêm cuối nằm cùng chồng, nửa đêm anh bất ngờ làm điều này khiến tôi rưng rưng nước mắt

1 giờ trước

Đêm cuối trước khi ly hôn, chồng bất ngờ gõ cửa rồi đưa ra lời đề nghị nghẹn ngào

1 giờ trước

Nuốt nước mắt gửi con cho bố mẹ để đi lấy chồng, nửa đêm, tôi khóc lóc vội vã làm...

1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình