Phụ Nữ Sức Khỏe

3 nhóm người tuyệt đối không được ăn rau ngót

Rau ngót trong Đông y được ví như một loại thảo dược có ích cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai ăn rau ngót cũng tốt, có 3 nhóm người được khuyên phải tránh ăn.

Người Việt vẫn thường quan niệm "cơm không rau như đau không thuốc", vì thế dù là trong mâm cơm hàng ngày hay mâm cỗ trang trọng đều không thể thiếu một đĩa rau luộc, rau xào... Trong đó, rau ngót và rau muống là hai loại rau được mọi nhà yêu thích vì có vị thanh mát, giải nhiệt rất tốt.

Rau ngót trong Đông y được ví như một loại thảo dược có ích cho sức khỏe, nó mang tác dụng điều hòa nội tạng, bổ ích cơ thể, tăng cường cơ năng tiêu hóa và bài tiết... Tuy nhiên, không phải ai ăn rau ngót cũng tốt, có 3 nhóm người được khuyên phải tránh ăn vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

3 nhóm người không nên ăn rau ngót

1. Phụ nữ mang thai

Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), rau ngót giàu dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ nhưng phụ nữ có thai cần thận trọng khi dùng, tốt nhất là không nên ăn vì có thể bị sẩy thai.
Theo chuyên gia, rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện. Papaverin có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sẩy thai.

2. Người hay bị mất ngủ

Rau ngót rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng lại có tác dụng phụ là gây mất ngủ. Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này, nếu muốn ăn phải ăn loại rau được nấu chín hoàn toàn, không được ăn sống, uống nước ép.

Rau ngót rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng lại có tác dụng phụ là gây mất ngủ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người già, người có tiền sử bị mất ngủ hay khó ngủ thì tốt nhất không nên ăn quá nhiều rau ngót để tránh các tác dụng phụ.

3. Người bị thiếu canxi, còi xương

Rau ngót có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi, phốt pho. Nguyên nhân là bởi trong rau ngót có chứa glucocorticoid có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Chính vì thế, những đối tượng bị còi xương, thiếu canxi không nên ăn rau ngót nhiều. Tốt nhất mỗi tuần chỉ ăn một lần để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tránh tác dụng phụ đáng tiếc.

Lưu ý khi sơ chế rau ngót

Trong Đông y, rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt, trị táo bón, trị nhiệt miệng, trị chảy máu cam... đều rất tốt. Tuy nhiên để loại rau này phát huy tác dụng thì chúng ta cần lưu ý từ khâu chọn lựa và sơ chế.

Rau ngót ngon có màu xanh lá mạ, lá mỏng nhưng cứng, lá rau không đều nhau, có thể có lá bị sâu đục, khi nấu canh có màu xanh nhạt và trong, không có màu sắc bất thường, khi chế biến, rau có mùi vị đặc trưng riêng không bị quá nồng xen lẫn mùi hắc…

Ngoài ra, sau khi tuốt lá xong các bà nội trợ nên loại bỏ lá rau héo, rửa sạch bằng nước sạch nhiều lần và nên rửa dưới vòi nước chảy. Có thể ngâm rau vào nước muối loãng khoảng 15-20 phút rồi mới chế biến.

Dù tốt, nhưng mỗi lần rau ngót chỉ nên ăn với số lượng nhỏ, vừa phải, tối đa là 50g/1 ngày và không ăn liên tục trong 3 tháng để đảm bảo sức khỏe.

Theo ĐỖ ĐỖ/Báo Dân sinh

Tin liên quan

Căng thẳng, stress tàn phá sức khỏe như thế nào?

Căng thẳng (stress) là tình trạng cảm xúc tiêu cực bạn phải đối mặt khi gặp áp lực trong cuộc...

Bụng càng to vòng đời càng ngắn, nguy cơ mắc 5 căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng

Nếu vòng bụng bạn đang rơi vào tình trạng quá khổ, bạn hãy tập luyện để có một thân hình...

Phòng chống dịch Covid- 19: Việt Nam tăng tốc, sắp thử nghiệm vaccine trên người

Tại Hội thảo triển khai nghiên cứu sản xuất, thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 tại Việt Nam, hôm nay...

Đi nắng bị đau đầu cần phải làm gì? Có phòng tránh được không?

Đi nắng bị đau đầu, đau nửa đầu là hiện tượng phổ biến thường xảy ra khi thời tiết trở...

Lấy củ tỏi làm điều này đảm bảo trong nhà bạn chẳng có bóng dáng con muỗi nào

Lấy củ tỏi làm điều này đảm bảo trong nhà bạn chẳng có bóng dáng con muỗi nào hiệu quả...

Ngăn ngừa giảm thị lực nhờ tập thể dục

Nghiên cứu mới cho thấy, tập thể dục có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa sự phát triển các bệnh...

Trẻ hay bị viêm tai giữa, phải làm sao?

Thống kê cho thấy 6-14% trẻ dưới 6 tuổi bị viêm tai giữa tái diễn. Bệnh gây nghe kém, ảnh...

Tin mới nhất

Những việc cấm kỵ với vùng kín phụ nữ

2 ngày 13 giờ trước

Thói quen không ngờ làm giảm ham muốn 'yêu'

2 ngày 13 giờ trước

Cách đơn giản để nam giới kéo dài cuộc 'yêu'

2 ngày 13 giờ trước

6 loại thảo mộc 'đánh thức' ham muốn tình dục

2 ngày 13 giờ trước

Một loại virus phổ biến lây qua đường tình dục

2 ngày 13 giờ trước

Nhu cầu tình dục cao nhất ở độ tuổi nào?

2 ngày 13 giờ trước

5 "bảo bối" phòng the giúp chàng thăng hoa trong mọi cuộc yêu, điều thứ 2 đơn giản nhưng ít...

2 ngày 16 giờ trước

Những tuyệt chiêu giúp chồng đánh thức "ham muốn" khi yêu, chiêu thứ 2 đơn giản nhưng khiến chàng đứng...

2 ngày 16 giờ trước

Sau đám tang của bố chồng, tôi sốc ngất phát hiện dưới gối của ông có một tờ giấy siêu...

2 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình