Phụ Nữ Sức Khỏe

Căng thẳng, stress tàn phá sức khỏe như thế nào?

Căng thẳng (stress) là tình trạng cảm xúc tiêu cực bạn phải đối mặt khi gặp áp lực trong cuộc sống. Nó không chỉ ảnh hưởng sức khỏe tinh thần mà còn có tác động rất nhiều đến cơ thể bạn.

Tác động của căng thẳng đối với cơ thể

Khi cuộc sống ngày càng bận rộn thì trạng thái căng thẳng mà chúng ta gặp phải cũng trở nên thường xuyên hơn. Sự căng thẳng này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta.

Căng thẳng kéo dài dẫn đến suy giảm trí nhớ (Ảnh minh họa)

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương

Dựa vào các nghiên cứu khoa học, việc căng thẳng tác động mạng đến các tế bào thần kinh trung ương khiến các tế bào này luôn ở trạng thái bị kích thích, căng thẳng, lúc này các tế bào não sẽ luôn bị thiếu oxy làm cho cơ thể luôn bị mệt mỏi, mất tập trung và kém hiệu quả, đồng thời bạn sẽ mắc phải hội chứng suy giảm trí nhớ, não bộ có thể bị tổn thương nghiêm trọng

Ảnh hưởng đến hệ tim mạch

Khi bạn căng thẳng thì nhịp tim thường sẽ tăng rất cao, nhiều máu hơn được bơm khắp cơ thể để cung cấp đủ oxy. Khi các tế bào não và cơ thể yêu cầu nhiều oxy hơn thì sẽ dễ dẫn đến huyết áp cao. Điều này dễ gây ra hiện tượng đột quỵ

Những cơn đau đầu do stress còn có thể ảnh hưởng thị lực tạm thời (Ảnh minh họa)

Căng thẳng dẫn đến tình trạng đau đầu

Các chuyên gia chưa tìm ra cơ chế gây đau đầu do stress. Nhiều người tin rằng lý do là sự thay đổi quá lớn về những chất dẫn truyền xung thần kinh và hormone trong não gây ra cơn đau đầu. 

Những cơn đau đầu do stress còn có thể ảnh hưởng thị lực tạm thời, khiến người bị stress nhìn thấy bóng mờ trong tầm nhìn. Sự gia tăng cortisol cũng có thể khiến các cơ bắp co giật, đặc biệt là giật mí mắt, máy mắt.

Stress gây mất ngủ

Stress và lo âu khiến chúng ta tỉnh táo và cảnh giác hơn. Nhiều người bị áp lực lâu dài thường trằn trọc vào ban đêm, thức giấc nhiều lần và khó ngủ lại. Stress xấu cũng khiến khó đạt được trạng thái REM, khi não bộ của con người ở mức hoạt động thấp nhất và cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất.

Thiếu ngủ khiến chúng ta mệt mỏi và uể oải vào ban ngày. Đôi khi tâm trạng thất thường khiến stress kéo dài hơn.

Khi rơi vào trạng thái stress, cơ thể ngừng lại nhịp tiêu hóa và có thể dẫn đến táo bón, tiêu chảy hoặc đau dạ dày (Ảnh minh họa)

Stress ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Stress ảnh hưởng đến việc thức ăn di chuyển trong cơ thể và gây ra các hiện tượng như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, buồn nôn.... Khi bạn căng thẳng, gan của bạn phải làm việc nhiều để phá vỡ đường nhiều hơn qua đó tạo năng lượng cho cơ thể. Khi điều này vượt quá mức độ, bạn có thể bị tiểu đường. Việc stress cũng khiến bạn tăng nhịp tim, thở nhanh và tăng kích thích tố có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất dịch tiêu hóa làm tăng nguy cơ ợ chua và ợ nóng.

Stress lâu dài gây ra mụn trên mặt. (Ảnh minh họa)

Thay đổi nội tiết tố gây nổi mụn

Nếu bạn từng nổi mụn ngay trước kỳ thi hay cuộc họp quan trọng, nguyên nhân có thể do stress. Nồng độ hormone căng thẳng cortisol tăng vọt khiến cơ thể sản sinh nhiều testosterone. Hormone này lại kích thích tuyến bã nhờn trên da, khiến da đổ dầu nhiều hơn và gây ra bít tắc lỗ chân lông. Từ đó, stress lâu dài gây ra mụn trên mặt.

Không chỉ vậy, nồng độ cortisol và adrenaline tăng cao do stress còn gây ra viêm da. Các vấn đề da liễu như eczema, rosacea (chứng đỏ mặt) và vẩy nến đều bị kích thích bởi stress.

Căng thẳng, stress gây rụng tóc

Khi da đầu tăng tiết dầu, da đầu có thể bị viêm da tiết bã, dẫn đến bị gàu và rụng tóc. Nhiều người bị rụng tóc tạm thời trong một thời gian stress nặng. 

Ảnh hưởng đến răng lợi

Hiện tượng nghiến răng, siết hàm có thể xuất hiện khi bạn gặp căng thẳng, tích tụ quá nhiều năng lượng tiêu cực. Nhiều khi bạn còn không nhận ra mình đang nghiến răng, cho đến khi bạn bị đau đầu hoặc đau hàm răng. Về lâu dài, nghiến răng có thể khiến mẻ, vỡ răng.

Tình trạng căng thẳng khiến cơ bắp của bạn thường xuyên bị căng cứng (Ảnh minh họa)

Ảnh hưởng xương khớp

Tình trạng căng thẳng khiến cơ bắp của bạn thường xuyên bị căng cứng. Khi gặp căng thẳng thì không chỉ có bạn cảm thấy căng thẳng mà cơ bắp cũng sẽ ở trạng thái căng thẳng, từ đó dẫn đến chấn thương khớp, đau lưng, đau vai, đau bắp thịt, đau đầu hoặc đau toàn thân.

Rối loạn kinh nguyệt

Stress xấu có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Nồng độ cortisol tăng cao khiến não ngưng sản xuất hormone gonadotropin (GnRH). Nồng độ GnRH thấp khiến tuyến yên không sản xuất những hormone khác có nhiệm vụ báo hiệu rụng trứng. Kết hợp với nhiều yếu tố khác, stress có thể khiến phụ nữ ngừng rụng trứng, trễ kinh hoặc tắt kinh tạm thời.

Theo Thu Chang/Gia Đình Việt Nam

Tin liên quan

Mùa hè tắm biển cẩn thận “bỏng” sứa

Bệnh viện Da liễu TPHCM vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp bệnh nhi nữ 8 tuổi, ngụ...

Muôn vàn món ngon từ lạc nhưng những đối tượng này dù thèm đến mấy cũng chớ ăn

Lạc là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn...

Những sai lầm khi ăn lẩu khiến bạn tổn thọ, bỏ ngay trước khi quá muộn

4 sai lầm khi ăn lẩu dưới đây khiến cho sức khỏe của bạn chịu nhiều ảnh hưởng không tốt,...

Nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng: Đây là những điều cha mẹ cần biết để phòng trị bệnh...

Hiện tại, bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Dịch...

Chăm sóc đúng cách trẻ mắc tay chân miệng

Trẻ bệnh tay chân miệng cần được cách ly, ăn chia thành nhiều bữa, uống nhiều nước mát bởi các...

Phụ nữ hiện đại thường có 4 thói quen này, không ngờ "giết chết" khả năng sinh nở

Những hành động tưởng chừng rất quen thuộc của chị em phụ nữ nhưng cũng có thể ảnh đến khả...

Chết người vì món ăn chơi khoái khẩu này, làm sao phòng tránh?

Khoai mì (sắn) không phải là thức ăn thường dùng như thời trước khó khăn, đói kém, chỉ là món...

Tin mới nhất

Những việc cấm kỵ với vùng kín phụ nữ

2 ngày 13 giờ trước

Thói quen không ngờ làm giảm ham muốn 'yêu'

2 ngày 13 giờ trước

Cách đơn giản để nam giới kéo dài cuộc 'yêu'

2 ngày 13 giờ trước

6 loại thảo mộc 'đánh thức' ham muốn tình dục

2 ngày 13 giờ trước

Một loại virus phổ biến lây qua đường tình dục

2 ngày 13 giờ trước

Nhu cầu tình dục cao nhất ở độ tuổi nào?

2 ngày 13 giờ trước

5 "bảo bối" phòng the giúp chàng thăng hoa trong mọi cuộc yêu, điều thứ 2 đơn giản nhưng ít...

2 ngày 16 giờ trước

Những tuyệt chiêu giúp chồng đánh thức "ham muốn" khi yêu, chiêu thứ 2 đơn giản nhưng khiến chàng đứng...

2 ngày 16 giờ trước

Sau đám tang của bố chồng, tôi sốc ngất phát hiện dưới gối của ông có một tờ giấy siêu...

2 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình