Cụ thể, các nhà sản xuất Vabiotech, Polyvac, Ivac và Nanogen đang nghiên cứu, phát triển theo các hướng khác nhau, một số loại đã thử nghiệm tiền lâm sàng.
Lấy mẫu máu chuột để đánh giá kháng thể đáp ứng miễn dịch sau tiêm tại Vabiotech.
Ivac sử dụng công nghệ nuôi cấy trứng gà có phôi để bào chế vaccine. Ivac đã sản xuất được vaccine cúm, nay đang ứng dụng công nghệ này để sản xuất vaccine Covid-19. Còn Vabiotech phối hợp với trường đại học Oxford của Anh, tiến hành nghiên cứu tiền lâm sàng trên động vật. Kết quả thử nghiệm cho thấy vaccine đáp ứng miễn dịch tốt.
Thế giới đang căng mình chống Covid-19. Đến nay, số ca nhiễm trên thế giới đã vượt 15 triệu với hơn 600.000 người tử vong. Đại dịch chưa có dấu hiệu dừng lại, chưa có nước nào ngăn chặn thành công.
Vì thế, theo ông Long, sản xuất vaccine là ưu tiên của tất cả quốc gia, viện nghiên cứu, nhà sản xuất với hy vọng có thể ngăn chặn, khống chế, kiểm soát dịch bệnh và đưa cuộc sống trở về bình thường.
"Nếu không có vaccine thì khó có thể cuộc sống bình thường như trước đây. Đây là thách thức lớn với toàn cầu, toàn nhân loại", ông Long nhấn mạnh.
Tính đến ngày 21/7 trên toàn cầu có 166 ứng viên vắc xin Covid-19 đang được nghiên cứu phát triển, trong đó 24 vắc xin đang ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người, còn lại 142 ứng viên đang ở giai đoạn tiền lâm sàng.
Có 3 loại vắc xin cho kết quả thử nghiệm đầy khả quan, có đáp ứng miễn dịch tốt với chủng coronavirus mới. Đó là loại CanSino Biologics của Trung Quốc; thứ hai là vắc xin hợp tác giữa Đại học Oxford và Công ty Dược Astrazeneca; thứ ba là của Pfizer với German binotech BioNTech.
Ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Khoa học Công nghệ (Bộ Y tế) cho biết đang xây dựng dự thảo đẩy nhanh quá trình thẩm định, cấp phép đăng ký sử dụng vaccine Covid-19.
"Cố gắng đến năm 2021 có thể có vaccine Covid-19 của Việt Nam", ông Quang nói.
Theo ông Quang, dù rút ngắn thời gian quy trình vẫn phải đảm bảo chất lượng của vaccine. Sản phẩm phải có tác dụng phòng nCoV dựa trên những bằng chứng khoa học, tuân thủ theo các nguyên tắc về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.
Bộ Y tế sẽ rút ngắn thời gian các quy trình: Nghiên cứu sản xuất; Kiểm định; Thử nghiệm lâm sàng, Cấp phép lưu hành; Theo dõi sử dụng vaccine. Cụ thể, việc theo dõi, kiểm định sẽ được rút ngắn về hồ sơ, thời gian và song song tiến hành nhiều khâu. Ví dụ, khâu thử nghiệm lâm sàng, sau khi có kết quả giai đoạn 1 có thể chuyển sang ngay thử nghiệm giai đoạn 2 và tiếp tục theo dõi giai đoạn 1; không chờ hoàn tất giai đoạn 1 như thông thường.
Quyền Bộ trưởng Y tế cho biết, Việt Nam bước vào cuộc đua sản xuất vắc xin với những lợi thế nhất định khi là một trong 42 quốc gia tự có thể sản xuất vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng, nằm trong top 38 nước có cơ quan quản lý về vắc xin đạt chuẩn WHO.
Để đạt mục tiêu sớm có vắc xin, Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị rút ngắn quy trình cấp phép và thử nghiệm lâm sàng nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho người tham gia nghiên cứu cũng như quá trình tiêm mở rộng sau này.
Theo ông Quang, dù rút ngắn thời gian quy trình vẫn phải đảm bảo chất lượng của vaccine. Sản phẩm phải có tác dụng phòng nCoV dựa trên những bằng chứng khoa học, tuân thủ theo các nguyên tắc về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.