Phụ Nữ Sức Khỏe

3 loại thuốc phổ biến có thể gây tăng huyết áp

Nhiều nguyên nhân gây cao huyết áp, trong đó có việc sử dụng thuốc. Dưới đây là 3 loại thuốc phổ biến bạn đang sử dụng âm thầm làm tăng huyết áp của mình.

Một số loại thuốc bạn sử dụng vô tình làm tăng huyết áp. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Tăng huyết áp xảy ra khi lực máu tác động lên thành động mạch của bạn quá cao. Điều này có thể làm căng tim và mạch máu, dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, đột quỵ và tổn thương thận.

Trong khi các nguyên nhân gây huyết áp cao bao gồm tiền sử gia đình, béo phì, thiếu hoạt động thể chất, một số loại thuốc bạn đang sử dụng cũng có thể là lý do.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Chia sẻ với Healthshots, tiến sĩ Sameer V Pagad, bác sĩ tim mạch can thiệp cấp cao tại Bệnh viện Gleneagles (Ấn Độ), giải thích: "NSAID bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn thường được sử dụng để giảm nhanh cơn đau dai dẳng và giảm viêm, đặc biệt trong các tình trạng như viêm khớp".

Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể khiến cơ thể giữ lại chất lỏng dư thừa, ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng thận. Khi thận không hoạt động hiệu quả, nó có thể dẫn đến huyết áp dao động đáng kể, cuối cùng dẫn đến tăng huyết áp.

Ngoài ra, dùng NSAID, đặc biệt là với liều lượng cao hơn hoặc dùng chúng trong một tuần, một tháng hoặc hơn, có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, theo nghiên cứu được công bố trên British Medical Journal. Các NSAID phổ biến có liên quan đến tăng huyết áp bao gồm ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve, Naprosyn).

Corticosteroid hoặc steroid

Corticosteroid, thường được gọi là steroid, là loại thuốc được thiết kế để bắt chước các hormone do tuyến thượng thận sản xuất. Chúng giúp giảm viêm và ức chế hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, sử dụng corticosteroid thường xuyên có thể làm tăng đáng kể sự tái hấp thu natri ở thận, dẫn đến giữ nước. Sự tích tụ chất lỏng này gây thêm căng thẳng cho các mạch máu, khiến chúng co lại và dẫn đến huyết áp tăng cao.

Ngoài ra, corticosteroid có thể làm gián đoạn quá trình trao đổi chất của cơ thể và góp phần làm tăng cân, điều này làm trầm trọng thêm tình trạng tăng huyết áp.

Thuốc cảm lạnh hoặc thuốc thông mũi

Thuốc cảm, đặc biệt là thuốc thông mũi, thường được sử dụng để giảm nghẹt mũi nhanh chóng. Chúng hoạt động bằng cách thu hẹp các mạch máu trong đường mũi, giúp giảm sưng tấy. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc trị cảm và ho cũng chứa NSAID để giảm đau và NSAID có thể làm tăng huyết áp. Việc lạm dụng các loại thuốc này có thể gây bất lợi cho mức huyết áp của bạn.

Ngoài ra, một số loại thuốc thông mũi có thể kích thích tim và làm tăng thêm huyết áp cũng như đau tim, theo Annals of Emergency Medicine. Mặc dù những loại thuốc này giúp giảm sưng mũi, chúng cũng có thể làm co mạch máu khắp cơ thể, góp phần gây tăng huyết áp.

Nếu bạn lo lắng về huyết áp, tốt nhất nên tránh dùng thuốc ho và cảm lạnh có chứa NSAID hoặc thuốc thông mũi, đặc biệt là pseudoephedrine (Sudafed), được biết là làm tăng huyết áp. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để có các lựa chọn thay thế giúp giảm nghẹt mũi, chẳng hạn thuốc kháng histamine hoặc thuốc xịt mũi.

Theo Mai Phương/Tri thức

Tin liên quan

5 cách giúp người mắc bệnh tiểu đường ngủ ngon hơn!

Bệnh tiểu đường và giấc ngủ có mối liên hệ rõ ràng với nhau, đó là lý do tại sao...

9 loại thực phẩm tốt nhất cho một lá phổi khỏe mạnh!

Bạn có thể thở dễ dàng hơn một chút khi biết những thực phẩm này rất tốt cho sức khỏe...

Các bài tập tốt cho tim mạch

Một số bài tập đơn giản, dễ thực hiện như đi bộ, chạy bộ, đạp xe hay yoga có tác...

Một căn bệnh di truyền âm thầm 'đánh cắp' thị lực con người

Viêm võng mạc sắc tố là một rối loạn thị giác hiếm gặp ảnh hưởng đến võng mạc. Chứng bệnh...

Bệnh giang mai đang ngày càng nguy hiểm hơn

Ngày càng nhiều người bệnh giang mai xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như đau đầu, chóng mặt, mất...

Độ tuổi bắt đầu bị viêm khớp

Viêm xương khớp thường ảnh hưởng đến người lớn trên 50 tuổi. Tuy nhiên, nhiều người trong độ tuổi 20-40...

Đau bụng nhiều ngày, đi viện mới biết 'thủ phạm' trong ống mật

Không thể chịu được những cơn đau vùng hạ sườn phải ngày càng tăng, bệnh nhân 29 tuổi nhập viện...

Tin mới nhất

Bật mí 4 sản phẩm từ sữa mà bạn nên bổ sung hàng tuần!

3 giờ trước

Những loại thực phẩm lành mạnh, ít tinh bột mà bạn nên ăn!

3 giờ trước

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn một chiếc bánh mì kẹp xúc xích?

22 giờ trước

Khoai tây: Thực phẩm vàng cho sức khỏe với 4 lợi ích tuyệt vời không nên bỏ qua

1 ngày 9 giờ trước

Lê rất tốt cho sức khỏe, nhưng có những trường hợp ngoại lệ, bạn đã biết chưa?

1 ngày 9 giờ trước

4 lợi ích sức khỏe tuyệt vời khi ăn nho, nhưng không nên kết hợp với 2 thực phẩm này

2 ngày 7 giờ trước

Những lợi ích bất ngờ của quả hồng xiêm đối với sức khỏe bạn không nên bỏ qua

2 ngày 7 giờ trước

Mướp đắng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm người này không nên “đụng đũa”

2 ngày 7 giờ trước

Rau dền có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng ăn nhiều quá lại gây hại, nhất là 3...

15/11/2024 07:01

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình