Việc tận dụng thực phẩm không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn bảo vệ môi trường. Một trong những cách hiệu quả và thú vị nhất là trồng những củ ăn thừa. Có hai loại củ phổ biến mà bạn có thể dễ dàng trồng lại trong chậu ngay tại nhà khi ăn không hết. Chỉ sau một tháng, bạn sẽ có một nguồn thực phẩm dồi dào và sạch sẽ.
Trồng sả ăn thừa
Sả là 1 loại gia vị vô cùng quen thuộc và gần gũi với người Việt. Không chỉ được dùng trong ẩm thực, sả còn được dùng với công dụng như 1 vị thuốc. Sả giúp đuổi muỗi, nấu nước xông giải cảm… Với cách trồng đơn giản dưới đây, bạn có thể thực hiện tại nhà 1 cách dễ dàng.
Cách trồng sả:
Cắt bỏ phần lá sả, phần gốc giữ nguyên. Cắm cây sả vào nước ấm sao cho nước ngập phần gốc. Để ở nơi có không khi thoáng mát và có ánh nắng của mặt trời.
Khoảng 2 ngày thì sả sẽ bắt đầu ra rễ. Tầm 1 - 2 tuần là sả bắt đầu ra đủ lá và rễ. Lúc này cây sả đã sẵn sàng để đem trồng.
- Trồng: Đâm xéo cây sả vào trong đất tầm 5 - 6cm. Cố định sả vào đất, nén chặt phần đất xung quanh để tránh sả bị bật gốc và tưới nhiều nước.
- Tưới nước: Nếu như đất trồng đủ ẩm thì không cần phải tưới nhiều nước, chỉ cần tưới cho đất có độ ẩm là được. Nếu như đất trồng khô thì bạn nên bổ sung nước thường xuyên để cây được phát triển 1 cách tốt nhất.
Trồng hành đã lên mầm
Cách trồng hành lá bằng củ hành tím là phương pháp trồng hành lá được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả cao. Tùy vào sở thích của mỗi người, chúng ta có thể trồng hành lá bằng củ hành tím trong thùng xốp, chậu, chai nhựa, hoặc trồng thủy canh đều được mà vẫn đảm bảo cho hành lá phát triển tốt.
Trong đó đơn giản nhất là phương pháp thủy canh, cách làm như sau:
- Chuẩn bị 1 cốc nước sạch hoặc 1 chai nhựa sạch.
- Cho vào tầm 3 cm nước, lấy phần rễ trắng của hành lá (tầm 7 - 10cm) hoặc củ hành tím nhúng vào nước. Nhớ là chỉ nhúng phần rễ hoặc phần gốc của hành vào nước, nếu nhúng cả củ thì hành sẽ bị thối.
- Để cốc nước chứa hành ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sau tầm 1 - 2 tuần là bạn đã có hành để dùng.
Trồng gừng ăn thừa
Nếu gừng ở nhà không ăn hết bạn cũng đừng bỏ phí nhé! Nó có thể bỏ vào trồng, chăm bón kỹ lưỡng vẫn tươi tốt và đẹp hơn nhiều cây cảnh khác.
Bạn nên chọn những loại gừng có củ nhỏ như gừng sẻ, gừng dé, như vậy gừng sẽ cay và thơm hơn, cây sau khi lớn cũng không quá cao, hạn chế gãy lá. Bên cạnh đó, cũng nên chọn những củ thân dày, trơn nhẵn, vỏ nguyên vẹn, không bị khô héo và bỏ đi phần gốc của gừng giống.
Đầu tiên, bạn chuẩn bị một thau nước, đặt củ gừng vào trong và ngâm khoảng một đêm. Sau khi ngâm xong, bạn dùng dao cắt gừng thành nhiều phần, mỗi phần khoảng 40 đến 60g.
Cho đất trồng đã chuẩn bị sẵn vào chậu, ban chỉ cần cho khoảng nửa chậu đất, không nên cho quá nhiều. Sau đó, bạn hơi ấn nhẹ để nén đất xuống rồi cho 2 đoạn gừng giống vào. Khi trồng, nên vùi gừng xuống cách bề mặt đất từ 2,5 - 3cm.
Sau khi trồng vào chậu, gừng cần được tưới nước 2 đến 3 lần mỗi ngày. Lượng nước tưới vừa phải, không nên tưới quá nhiều hoặc quá thường xuyên, gừng sẽ bị úng nước và củ có thể bị thối.
Gừng sẽ nảy mầm sau 20 ngày kể từ ngày trồng. Đợi khi thấy gừng có nhiều lá thì chuyển sang tưới mỗi ngày một lần, duy trì trong 7 đến 8 tháng. Trong giai đoạn này, cần phải đảm bảo đất trồng luôn có độ ẩm vừa phải để cây phát triển thuận lợi.
Chỉ với những cách đơn giản này bạn có thể trồng được những loại củ này siêu đơn giản. Đợi khoảng 1 tháng thì tha hồ ăn, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm lại giúp cho bữa ăn thêm hấp dẫn hơn.