Bệnh mỡ máu cao (còn được gọi là máu nhiễm mỡ) không chỉ là bệnh thường gặp ở người già, mà nó ngày càng có xu hướng trẻ hóa, do thói quen sinh hoạt và lối sống thiếu khoa học gây rối loạn chuyển hóa lipid máu, khiến cho chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá ngưỡng bình thường.
Mỡ máu cao rất khó phát hiện sớm và dễ bị nhầm với các bệnh khác. Tuy nhiên khi vùng đầu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, tốt nhất bạn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để có hướng điều trị sớm:
Chảy nước dãi một bên
Có nhiều yếu tố khiến bạn bị chảy nước dãi, chẳng hạn như loét miệng, nhổ răng, mọc răng khôn,… Thế nhưng, có một kiểu chảy nước dãi một bên là do bệnh mỡ máu.
Khi nồng độ mỡ máu tăng cao, máu sẽ lưu thông chậm lại. Rác và chất độc trong máu dễ tích tụ lại trong mạch máu và hình thành huyết khối. Trường hợp có cục máu đông trong mạch máu não có thể dẫn đến rối loạn chức năng nuốt. Khi đó xảy ra hiện tượng chảy nước dãi.
Chóng mặt, nhức đầu
Đây là một dấu hiệu nguy hiểm nhưng lại dễ bị bỏ qua. Nếu nồng độ mỡ máu quá cao, quá trình tuần hoàn máu lên não sẽ chậm lại và dẫn đến thiếu máu não, thiếu oxy,… Điều này làm tổn thương các mạch máu não, co thắt mạch não,… gây nên cơn đau đầu dữ dội và chóng mặt.
Giảm thị lực
Người ngồi làm việc nhiều giờ trước máy tính, hay phải thức khuya sẽ làm ảnh hưởng tới mắt, gây giảm thị lực. Tuy nhiên, nếu được nghỉ ngơi và xoa bóp thì bệnh có thể thuyên giảm.
Thế nhưng giảm thị lực do tăng lipid máu sẽ không dễ thuyên giảm. Bởi khi nồng độ mỡ máu quá cao, nó có thể dẫn đến không cung cấp đủ máu cho các động mạch nhỏ, dẫn đến thiếu máu cục bộ và thiếu oxy, từ đó gây giảm thị lực. Ngoài biểu hiện giảm thị lực, một số người còn kèm theo hiện tượng đen mắt.
Thói quen nên thay đổi để ngăn ngừa bệnh mỡ máu
Thay đổi thói quen ăn thịt
Nếu được chẩn đoán có cholesterol cao, bạn phải thực hiện một số thay đổi nhất định trong chế độ ăn uống. Những các loại thịt như thịt bò, thịt lợn… có thể làm tăng mức cholesterol và gây ra nhiều biến chứng về sức khỏe. Thay vào đó, bạn có thể ăn thịt nạc như thịt gà và hải sản, đó là lựa chọn lành mạnh hơn.
Ảnh minh họa
Thay thế chất béo lành mạnh
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng tất cả các chất béo đều không lành mạnh và có thể là nguyên nhân khiến tăng cân hoặc tăng mức cholesterol. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta cần chất béo lành mạnh để hoạt động tốt và vẫn khỏe mạnh. Không phải tất cả các chất béo đều không lành mạnh.
Ví dụ, chất béo trong bánh pizza và bánh mì kẹp thịt là không lành mạnh, nhưng chất béo trong quả bơ, và dừa là lành mạnh! Vì vậy, bổ sung chất béo lành mạnh vào chế độ ăn uống cũng có thể làm giảm cholesterol cao một cách tự nhiên.
Chủ động giảm cân nặng
Béo bụng không chỉ khiến bạn mất tự tin mà còn tăng lượng triglyceride (một loại chất béo tự nhiên có trong mô động thực vật) và giảm lượng lipoprotein (HDl - một loại protein tốt bảo vệ tim), hoặc giảm cholesterol tốt.
Tránh tối đa thuốc lá
Hút thuốc sẽ làm giảm lượng cholesterol tốt HDL trong cơ thể của bạn. Điều này có thể dẫn đến các bệnh về tim. Bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc ngay từ bây giờ.
Tránh căng thẳng, stress kéo dài
Nhiều người khi bị stress sẽ ăn nhiều hơn, lười vận động, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng vì thế mà thay đổi. Việc nạp vào lượng thức ăn lớn nhưng lại lười vận động, đi lại khiến mỡ dễ dàng tích tụ, lắng đọng trong cơ thể; đồng thời cơ thế chuyển hóa mỡ máu bị ảnh hưởng, tăng tổng hợp nhưng giảm chuyển hóa, thải trừ chất béo là nguyên nhân khiến nồng độ triglyceride và cholesterol xấu tăng cao.