Phụ Nữ Sức Khỏe

Xuất hiện 4 dấu hiệu này có thể bạn đã mắc bệnh tim mạch không nên chủ quan

Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm, thường diễn biến âm thầm và có thể để lại những di chứng nặng nề, thậm chí tử vong nếu không can thiệp kịp thời. Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh là chìa khoá quan trọng bảo vệ sự sống của bản thân.

Bệnh nhân H.C (SN 1978, Hà Nội), là shipper (nhân viên giao hàng) có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm. Khi đang trên đường làm việc, đột ngột thấy tức ngực, khó thở nên anh C. đã tự vào khám tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Khi đang làm thủ tục đăng ký khám, anh C. đột ngột ngừng tuần hoàn, hôn mê.

Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước – một nhánh mạch lớn nuôi dưỡng quả tim. Nhồi máu cơ tim cấp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm thường gặp ở các nước phát triển và cả các nước đang phát triển như ở Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim có giảm so với trước đây nhờ những tiến bộ về chẩn đoán và điều trị, tuy nhiên hậu quả và biến chứng sau nhồi máu cơ tim vẫn là một vấn đề đáng lo ngại nếu không được cấp cứu kịp thời. 

TS.BS Ngô Tuấn Anh – Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông tin thêm, bệnh tim mạch rất đa dạng và biểu hiện với nhiều hình thái khác nhau. Trong đó, người bệnh thấy thường xuyên mệt mỏi, khó thở, mức độ tăng dần. Đây là biểu hiện hay gặp. Còn với trẻ nhỏ mắc bệnh tim mạch, thường chậm phát triển thể chất, trẻ thường bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng hay viêm phổi tái diễn. 

TS.BS Ngô Tuấn Anh cũng đưa ra một số dấu hiệu cảnh báo bệnh:

- Khó thở do nguyên nhân tim mạch: Trong hầu hết các bệnh tim mạch, bệnh nhân thường thấy khó thở. Mức độ khó thở có thể từ nhẹ đến nặng, khó thở mạn tính hay khó thở cấp tính.

Nguyên nhân:

Khó thở mạn tính: Suy tim giai đoạn đầu thường chỉ khó thở khi gắng sức như làm việc nặng, khi lên cầu thang. Nếu không được điều trị, mức độ khó thở sẽ tăng dần, khó thở thường xuyên, cả khi nghỉ hoặc khó thở về đêm, người bệnh thường phải ngồi để thở.

Khó thở cơn, cấp tính: Là tình trạng cấp cứu do phù phổi hoặc hen tim, hay gặp trong các trường hợp nhồi máu cơ tim, đứt dây chằng van tim, bóc tách động mạch chủ…

Với các trường hợp khó thở, người bệnh cần đến tại cơ sở y tế ngay. Bác sĩ sẽ khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

- Đau ngực trái: Đau ngực có thể do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên đau ngực trái, nhất là đau cấp tính, dữ dội hoặc đau có liên quan đến gắng sức có thể do các bệnh lý tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim cấp, phình bóc tách động mạch chủ, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim…

Trong bệnh nhồi máu cơ tim, đau ngực trái thường xuất hiện đột ngột, liên quan gắng sức (gắng sức đau hơn, nghỉ ngơi đỡ đau), đau sau xúc động… Đau ngực có thể từ ngực trái, lan ra sau lưng, lan lên vai trái, cánh tay trái, kèm theo vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn… Để chẩn đoán cần được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

- Đau đầu và tai biến mạch não: Những người bệnh có tiền sử bệnh tim mạch hay tăng huyết áp có thể xuất hiện dấu hiệu nặng đầu vùng gáy, đau nửa đầu do co thắt mạch máu não. Hẹp động mạch cảnh thường đau đầu phối hợp với rối loạn tiền đình (chóng mặt, buồn nôn). Các bệnh lý van tim, rung nhĩ cũng có thể gây nhồi máu não. Đau đầu tăng dần và thường không giảm khi dùng các thuốc giảm đau thông thường. Đau đầu đôi khi là dấu hiệu đầu tiên của tai biến mạch não như xuất huyết não do tăng huyết áp, hay nhồi máu não do huyết khối gây tắc mạch (như trong trường hợp hẹp động mạch cảnh, rung nhĩ…)

Để chẩn đoán, ngoài thăm khám lâm sàng, người bệnh sẽ được làm siêu âm động mạch cảnh, siêu âm tim phát hiện các bệnh lý tim mạch và chụp cắt lớp vi tính sọ não. 

- Hồi hộp, trống ngực, ngất: Hồi hộp, đánh trống ngực mới xuất hiện có thể do các bệnh lý về nhịp tim. Choáng ngất: người bệnh bị mất tri giác thoáng qua. Ở người già có thể do nhịp tim quá chậm (suy nút xoang, tắc nghẽn nhĩ thất), hẹp khít van động mạch chủ, tụt huyết áp hay nhồi máu cơ tim cấp. 

Ngoài ra các dấu hiệu khác ít gặp trong bệnh tim mạch như ho ra máu, đau bụng vùng gan (vùng hạ sườn phải) hay đau chân khi đi lại, sưng phù chân… có thể do các nguyên nhân liên quan đến tim mạch. 

“Với tình hình các bệnh tim mạch gia tăng như hiện nay, để phát hiện sớm và phòng ngừa các biến chứng, khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người dân cần đến ngay các trung tâm y tế chuyên khoa để kịp thời chẩn đoán và điều trị. Người dân cũng cần được khám sức khỏe định kỳ và toàn diện hàng năm”, TS.BS Tuấn Anh thông tin.

BSCKII Nguyễn Thế Huy, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E cũng cho biết, có thể phòng tránh bệnh tim mạch bằng cách hạn chế các yếu tố nguy cơ. Ví dụ nếu bạn đang hút thuốc, nên cai thuốc lá; hạn chế sử dụng rượu, bia... Đối với những bệnh nhân trẻ tuổi hoặc những người đã mắc bệnh tim mạch cần phải có chế độ ăn hợp lý, duy trì cân nặng phù hợp, tập thể dục đều đặn, cân đối công việc và cuộc sống. Ngoài ra, những người đã mắc bệnh tim mạch cũng cần thường xuyên thăm khám, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để duy trì sức khỏe.

BS Thế Huy chia sẻ thêm, một vài thực phẩm có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, các loại kẹo hoặc thực phẩm có hàm lượng đường cao. Bên cạnh đó, có một số loại thực phẩm tốt cho tim mạch ví dụ như rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm ít muối, ít chất béo...

Theo Ngọc Trang/Vietnam.net

Tin liên quan

13 thứ trong nhà đã hết hạn nhưng nhiều người vẫn vô tư dùng

Chúng ta thường chú ý hạn sử dụng của thực phẩm nhưng lại bỏ qua hạn của các vật dụng...

Số ca mắc Covid-19 tăng vọt

Số ca mắc Covid-19 mới hôm nay tại Việt Nam tăng 1.288 trường hợp so với ngày trước đó.

Nhiều quận, huyện ở Hà Nội ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao

Trước tình hình dịch phức tạp, Sở Y tế Hà Nội đã tới kiểm tra và yêu cầu các địa...

Mắc bệnh tiểu đường do ăn nhiều cơm trắng? Chuyên gia giải đáp thế nào?

Tiểu đường hay đái tháo đường là căn bệnh trở nên phổ biến ở mọi lứa tuổi. Liệu ăn cơm...

Dương tính với nCoV sau khi tiêm mũi nhắc lại

Các chuyên gia khẳng định mũi nhắc lại vaccine Covid-19 không làm thay đổi kết quả xét nghiệm.

F0 nặng ở bệnh viện tuyến cuối tăng cao: Bác sĩ khuyến cáo người dân nên làm ngay điều này

Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, số F0 nặng nhập viện tăng, các chuyên gia khuyến...

Biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 phức tạp

Ban Chỉ đạo Quốc gia Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 dự báo trong thời gian tới dịch bệnh diễn...

Tin mới nhất

Bạn gái nói có bầu, tôi quyết không nhận, chưa cưới sao tin được đó là con mình cơ chứ

19 giờ trước

Mẹ chồng ghê gớm coi tôi như người đẻ thuê, nhưng thái độ của bà với 'trà xanh' mới khiến...

19 giờ trước

Phát hiện ra ‘trà xanh’ của chồng, chị vợ điếng người trước sự thật phũ phàng khi biết danh tính

19 giờ trước

Chồng bỗng dưng 'ngoan' đột xuất, tôi chưa kịp mừng đã phải 'té ngửa' khi biết nguyên nhân

19 giờ trước

Đi công tác nước ngoài về, tôi tặng vợ đôi khuyên tai, không ngờ em quỳ rạp xuống rồi thú...

19 giờ trước

Bị nhân tình của chồng mỉa mai ‘xấu xí như thế này mà đòi giữ chồng’, vợ cười khinh và...

20 giờ trước

Gái ế làm mình làm mẩy khi bị ép đi xem mắt, nhưng vừa thấy đối tượng mai mối thì...

20 giờ trước

Bị hớp hồn bởi cô hàng xóm xinh đẹp, tôi hẹn hò với cô ta để rồi méo mặt ngay...

20 giờ trước

Tưởng lấy được cô vợ ngoan hiền lại xinh đẹp, cưới xong tôi méo mặt khi biết bản thân đã...

20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình