Phụ Nữ Sức Khỏe

Dương tính với nCoV sau khi tiêm mũi nhắc lại

Các chuyên gia khẳng định mũi nhắc lại vaccine Covid-19 không làm thay đổi kết quả xét nghiệm.

Theo Very Well Health, một làn sóng dịch Covid-19 đang xuất hiện mạnh mẽ tại Mỹ khi quốc gia này bước vào mùa đông. Trong đó, biến chủng Omicron đang chiếm tới 95,4% tổng số ca mắc tại Mỹ.

Các chuyên gia đang tiếp tục khuyến cáo người dân tiêm vaccine Covid-19 mũi nhắc lại để hạn chế sự lây lan của SARS-CoV-2. Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi tiêm mũi nhắc lại bất ngờ có kết quả dương tính với nCoV.

Nguyên nhân dương tính sau tiêm mũi nhắc lại

Jacqueline Korpics, Giám đốc Y tế về phản ứng với Covid-19 của Sở Y tế Công cộng quận Cook (Illinois, Mỹ), khẳng định việc có kết quả dương tính với nCoV sau khi tiêm mũi nhắc lại đồng nghĩa chúng ta đã nhiễm virus này. Vị chuyên gia nhấn mạnh đây không phải hiện tượng dương tính giả.

Trên thực tế, việc nhiễm SARS-CoV-2 sau khi đã tiêm vaccine hoặc mắc Covid-19 trước đó không đồng nghĩa kháng thể chúng ta có được không có hiệu quả.

Dương tính với SARS-CoV-2 sau khi tiêm mũi nhắc lại không liên quan đến vaccine Covid-19. Ảnh minh họa: rod_long.

Nghiên cứu cho thấy cơ thể thường cần khoảng 1-2 tuần để vaccine phát huy tác dụng. Ngoài ra, việc mắc Covid-19 sau khi tiêm mũi cơ bản và nhắc lại còn có thể đến từ sự đột biến của virus, nhất là khi các biến chủng mới có khả năng lây lan nhanh hơn biến chủng gốc.

“Đây cũng là nguyên nhân khiến việc tiêm vaccine mũi cơ bản và nhắc lại trở nên quan trọng hơn”, bà Korpics nhận định.

Mũi nhắc lại của vaccine Covid-19 đã được chứng minh là có khả năng hạn chế sự suy giảm kháng thể có được từ mũi cơ bản. Một nghiên cứu năm 2021 đã chỉ ra rằng tỷ lệ dương tính với nCoV đã giảm tới 86% ở những người được tiêm mũi nhắc lại.

Theo bà Korpics, nếu mắc Covid-19 sau khi được tiêm chủng vaccine mũi cơ bản và tăng cường, đa phần bệnh nhân sẽ không xuất hiện triệu chứng hoặc có nhưng diễn biến nhẹ, giảm nguy cơ tử vong.

Vị chuyên gia cũng lưu ý ngoài vaccine mũi tăng cường, người dân nên chủ động bảo vệ bản thân bằng việc test nhanh, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và vệ sinh tay.

Chủ động cách ly nếu dương tính với SARS-CoV-2

Matthew P. Kronman, Phó giám đốc Y tế phòng chống nhiễm trùng, Bệnh viện Nhi Seattle (Mỹ), khẳng định: “Bản thân việc tiêm mũi nhắc lại vaccine Covid-19 không thể làm cho một người dương tính với nCoV”.

Do đó, trong trường hợp này, mọi người nên tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo về phòng chống dịch và tự cách ly bản thân để tránh lây nhiễm virus cho người khác.

Hướng dẫn cách ly mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (US CDC) đã nêu rõ những trường hợp dương tính với nCoV cần cách ly trong 5 ngày.

Người dân nên chủ động cách ly và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch khi dương tính với nCoV dù đã tiêm vaccine hay chưa. Ảnh minh họa: priscilla_du_preez.

Nếu không xuất hiện triệu chứng hoặc các biểu hiện của bệnh có dấu hiệu giảm, không sốt trong 24 giờ, sau 5 ngày, bệnh nhân có thể dừng cách ly nhưng phải đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng trong 5 ngày tiếp theo.

Mặt khác, tất cả người dân tại Mỹ từ 16 tuổi trở lên hiện đều được khuyến cáo tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ 3 sau 6 tháng từ mũi cuối cùng của liều cơ bản. Tiến trình tiêm cũng sẽ phụ thuộc vào loại vaccine.

Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng đã cho phép tiêm vaccine mũi tăng cường Pfizer cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi và trẻ bị suy giảm miễn dịch trong độ tuổi từ 5 đến 11.

“Với làn sóng dịch Covid-19 hiện nay từ biến thể phụ của Omicron, điều quan trọng là chúng ta phải tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng dịch nghiêm túc gồm tiêm chủng đầy đủ mũi cơ bản và nhắc lại, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách”, Ủy viên FDA Janet Woodcock nhận định.

Bà Kronman cũng khuyến khích mọi người dân đủ điều kiện tiêm chủng mũi cơ bản cũng như mũi nhắc lại đều nên đăng ký tiêm ngay khi có thể.

Theo Quốc Toàn/Zingnews

Tin liên quan

Ung thư gây tử vong như thế nào?

Thuật ngữ ung thư dùng để chỉ một nhóm các bệnh trong đó các tế bào của cơ thể bắt...

5 họ virus có thể gây đại dịch sau Covid-19

Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung đã đưa ra báo cáo toàn diện...

Dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023, có thể xuất hiện các biến chủng mới...

Tại Lễ phát động Chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới với chủ đề "Vì...

Làm ca đêm khiến giấc ngủ bị xáo trộn: Chuyên gia mách bạn cách ngủ sao cho mệt mỏi không...

Nhịp điệu của giấc ngủ bị xáo trộn bởi một điều nhỏ nhất. Một trong những yếu tố là làm...

Loại virus lây qua muỗi có thể gây tổn thương thần kinh

Virus La Crosse đang có xu hướng lây lan nhanh và trở nên phổ biến tại Mỹ trong thời gian...

Bác sĩ hướng dẫn sơ cứu nhồi máu cơ tim đúng cách

Nếu không xử trí nhồi máu cơ tim kịp thời có thể dẫn đến các vấn đề về co bóp...

Cảnh báo triệu chứng lạ ở nhiều bệnh nhân đậu mùa khỉ

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí eClinicalMedicine chỉ ra một vấn đề dường như đeo bám các bệnh...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

20 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

20 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 11 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 11 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 11 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 15 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 15 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 19 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình