Phụ Nữ Sức Khỏe

Xôn xao “sạn” sách tiếng Việt lớp 1: Suồng sã phương ngữ, dạy khôn lỏi?

Một loạt “sạn” ở SGK tiếng Việt lớp 1 năm nay được chỉ ra, gây xôn xao diễn đàn mạng xã hội. Một số bài đọc dùng phương ngữ suồng sã, một số câu chuyện thiếu tính giáo dục.

Suồng sã phương ngữ

Theo phản ánh của một số chuyên gia và độc giả, một vài cuốn sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt lớp 1 năm nay có nhiều “sạn” khó chấp nhận.

Chẳng hạn ở bài số 33, sách tiếng Việt 1, NXB ĐH Sư Phạm TP Hồ Chí Minh, bài đọc “Thỏ thua rùa”, cuốn sách viết: “Thỏ nghĩ rùa sẽ thua. Nó la cà nhá cỏ, nhá dưa, lơ mơ ngủ”.

Theo từ điển tiếng Việt, từ “nhá” là nhai kỹ cho giập, cho nát (thường vật dai, cứng, khó ăn).

Khi áp dụng từ “nhá” cho bài học này, nhiều người cho rằng chưa phù hợp với sự thảnh thơi của nhân vật.


Thay vì viết “nhai” theo ngôn ngữ phổ thông, tác giả viết “nhá” cỏ, “nhá” dựa theo phương ngữ Bắc bộ.

Một độc giả cho hay, sách được viết bằng rất nhiều từ địa phương. Thay vì dùng từ phổ thông chuẩn, nhóm biên soạn sử dụng ngôn ngữ địa phương Bắc bộ. Thậm chí chỉ khu trú trong một vài vùng nhỏ ở miền Bắc.

Ví dụ: Thay vì viết “nhai” theo ngôn ngữ phổ thông, tác giả viết “nhá” cỏ, “nhá” dưa, “gà con” lại viết thành “gà nhiếp”, “gà nhí”. Con thỏ thì “nhá” cỏ “nhá” dưa, con cò thì “chén” con cá.

Hoặc, thay vì viết “không lo”, “không đem”…, để các em dễ hiểu, tác giả lại viết "chả lo", "chả đem"...

Trong bài số 31, khi học sinh học đến vần “ua, ưa” sách đưa vào dạy các chữ chứa vần này, trong đó có chữ “dưa đỏ”.

Theo một số chuyên gia, dùng từ này không chính xác, vì từ đúng của loại quả này phải là "dưa hấu đỏ" hoặc "dưa hấu" chứ không ai dùng "dưa đỏ".


Thay vì viết “không lo”, “không đem”, "không có"…, để các em dễ hiểu, tác giả lại viết "chả lo", "chả đem", "chả có"...

Dạy trẻ khôn lỏi?

Ngoài việc sử dụng từ ngữ suồng sã, nhiều người phản ánh SGK tiếng Việt 1 năm nay, nhiều bài đọc sử dụng truyện ngụ ngôn, rất ít thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao Việt Nam.

"Với tâm hồn non nớt của các bé lớp 1, nếu không vừa đọc, vừa giải thích và đúc rút, chỉ ra cho các bé thì không phải tất cả các bé đều có thể hiểu được các câu chuyện ngụ ngôn.

Một số bài học thiếu tính giáo dục. Chẳng hạn bài học chị Tham lừa em Bi, em Sơn láu cá chép kết quả toán do em Hà nhắc bài", chị Lê Thị Lý (TP Hồ Chí Minh) cho biết…


 

Nhiều người lo ngại, bài học này khuyến khích trẻ “láu cá”, thiếu tính giáo dục.

Ở bài học Hai con ngựa, sách ghi “phóng tác theo Lev Tolstoy”, tuy nhiên khác với bài thơ đẹp của đại thi hào này, câu chuyện trong SGK tiếng Việt 1 lại phóng tác theo hướng “chủ giục làm thì em sẽ trốn” (?!). 

Đến bài học "Cua, Cò và đàn cá" (Bài 63 ôn tập, trang 115), bài học đưa câu chuyện Cò lừa đàn cá và ăn sạch.

Ở câu chuyện “Thỏ và rùa”, một câu chuyện dân gian có giá trị lâu dài trên toàn thế giới cũng bị “xào nấu”. Câu chuyện trở nên “tào lao” khi cuối bài xuất hiện con Quạ kêu “quà quà”.

“Con quạ có tên là quạ, vì tiếng kêu của nó, tương tự con chim Cuốc. Cha ông ta đặt tên theo nguyên lý này.

Tuy nhiên, ở SGK tiếng Việt lớp 1, cuối câu chuyện Thỏ và rùa, bỗng dưng xuất hiện con quạ kêu “quà quà”, tôi thấy không còn vẻ đẹp của chuyện như vốn có.

Viết về câu chuyện Cua, Cá, Cò nhưng không thấy nhân vật Cua đâu. Đặc biệt, sách còn “xào nấu” văn của Lev Tolstoy khi kể về con ngựa lười biếng xúi bạn trốn làm việc.

Tôi lo ngại bài học này khuyến khích trẻ “láu cá”, khôn lỏi,  thiếu tính giáo dục”, độc giả Phúc Thịnh cho biết.

Dạy lớp 1 phải kiên nhẫn

“Từ chỗ chưa biết chữ sang biết chữ là một bước chuyển rất lớn của đời người. Không thể mong một chốc làm được ngay một việc lớn như vậy.

Vì vậy, dạy học phải kiên nhẫn, tiểu học là phải kiên nhẫn, đặc biệt là dạy lớp 1. Còn về các vị phụ huynh thì nên hỏi để các thầy cô tư vấn về yêu cầu của mỗi bài học, làm gì và làm thế nào để giúp con”.

GS Nguyễn Minh Thuyết

Tổng Chủ biên Chương trình GDPT mới

Theo Hạnh Nguyên/Dân Trí

Tin liên quan

Mưa lớn vẫn tiếp diễn, miền Trung đối mặt nguy cơ lũ chồng lũ

Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp khối không khí lạnh nên từ nay đến ngày...

Miền Trung sơ tán khẩn cấp 11.000 người, 4 người chết, 7 mất tích do mưa lũ

Mưa lũ ở miền Trung đã gây ngập lụt, chia cắt 37 xã, các địa phương đã tổ chức sơ...

Mặt loang lổ sẹo sau khi chi gần 500 triệu đồng chữa rám má ở spa

Khởi điểm chỉ là những đốm rám má nhỏ, nhưng sau khi điều trị nhiều liệu trình với chi phí...

Lũ dâng tận nóc nhà, nhiều làng mạc chìm sâu trong nước

Nước lũ lên nhanh đã nhấn chìm nhiều căn nhà tại vùng “rốn lũ” Tân Hóa (Quảng Bình). Đến sáng...

Vụ hàng loạt phụ nữ ở Hà Nội tố bị gã sở khanh lừa tiền, lừa tình, thậm chí mang...

Người đàn ông tên Tống Anh S. (SN 1979, quê Thanh Hóa, thường trú tại huyện Thanh Oai, TP Hà...

Làm mẹ ở tuổi 12 và tội ác của gã cha dượng

Cách đây chưa đầy 1 tuần, cô bé H.T.N đã sinh con ở tuổi 12 trong hoàn cảnh không có...

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

15 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

15 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 6 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 6 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 6 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 10 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 10 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 14 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình