Phụ Nữ Sức Khỏe

Xoa bóp giúp nhuận tràng, thông tiện

Trẻ đi ngoài dễ dàng, phân khuôn mềm dẻo mặc dù 2 - 3 ngày trẻ mới đi một lần thì không phải là táo bón. Ngược lại trẻ đi ngoài 2 - 3 lần trong ngày mà phân rất ít, khô và rắn thì vẫn gọi là táo bón.

Táo bón là trường hợp trẻ đi ngoài rất khó khăn với lượng phân quá ít, rắn và khô hay khoảng cách giữa 2 lần đi quá lâu so với bình thường tuỳ theo từng lứa tuổi. Tính chất phân khô và rắn được coi là yếu tố chính, thời gian giữa 2 lần đi là yếu tố phụ.

Nguyên nhân nào gây táo bón ở trẻ em

Theo y học cổ truyền, có nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ. Trước hết là do sai lầm trong ăn uống. Ở những đứa trẻ có thể chất thiên về nhiệt nếu uống ít nước quá hoặc dùng nhiều các loại sữa và thức ăn có tính “nóng” (theo quan điểm của Đông y) thì rất dễ bị táo bón.

Hoặc ở trẻ còn bú, người mẹ ăn quá nhiều chất cay nóng truyền qua sữa làm cho tỳ vị của trẻ bị tích nhiệt, gây hao tổn tân dịch cũng dễ tạo nên chứng táo kết.

Ảnh minh họa: Internet

Ở những trẻ lớn hơn 2 tuổi, theo y học cổ truyền, táo bón có thể do khí cơ bị uất trệ khiến công năng tiêu hóa, thông giáng, đào thải thất thường, cặn bã tích lại gây nên. Trường hợp này y học hiện đại cho là do các yếu tố căng thẳng thần kinh, rối loạn tâm lý gây nên tình trạng ruột bị co thắt mạnh.

Theo y học cổ truyền, ở trẻ nhỏ “tỳ thường bất túc”, nghĩa là hệ thống tiêu hóa, hấp thụ thức ăn và đào thải các chất cặn bã còn non nớt, dễ bị tổn thương, lâu ngày dẫn đến tình trạng khí hư, huyết kém.

Khí hư thì sức co bóp của ruột bị suy giảm, huyết hư thì đại tràng không được nhu nhuận, từ đó dẫn đến chứng táo kết. Những trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển... đều thuộc vào loại này.

Kiên trì và đều đặn các thao tác xoa bóp kích thích hệ tiêu hóa của trẻ.

Xoa bóp giúp trẻ giảm táo bón
 
Biện pháp đầu tiên đơn giản và quan trọng mà bất cứ bà mẹ nào cũng có thể thực hiện được là điều chỉnh lại chế độ ăn của trẻ cho phù hợp trên nguyên tắc đảm bảo đủ nước, giảm bớt hoặc loại bỏ các chất cay nóng, lập lại cân bằng âm dương trong ăn uống theo quan điểm của y học cổ truyền.

Hết sức trọng dụng các đồ ăn, thức uống có nguồn gốc thiên nhiên, giàu chất dinh dưỡng, vitamin và đủ chất xơ, đặc biệt là các loại rau quả có tính nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, chuối, cam, đu đủ, thanh long.

Thêm nữa, mỗi ngày 2 lần nên thực hành kiên trì và đều đặn các thao tác xoa bóp cho trẻ theo quy trình cụ thể như sau:

- Xoa bụng: dùng đầu ngón tay trỏ, giữa và nhẫn xoa bụng trẻ nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ chừng 30 - 50 vòng.

- Xát xương cụt: dùng hai ngón tay xát nhẹ vùng xương cụt theo chiều lên xuống chừng 2 - 3 phút, sao cho tại chỗ nóng lên là được.

- Xoa lòng bàn tay: dùng ngón tay cái xoa lòng bàn tay trẻ theo chiều ngược kim đồng hồ trong 2 phút, y học cổ truyền gọi thao tác này là Vận nghịch nội bát quái.

- Xoa bờ trong cẳng tay: dùng hai ngón tay miết bờ trong cẳng tay từ khuỷu xuống cổ tay trong 2 phút, y học cổ truyền gọi thao tác này là Miết thoái lục phủ.

Khi các biện pháp trên tỏ ra kém hiệu quả, có thể dùng thêm cho trẻ một trong những bài thuốc dân gian có tác dụng nhuận tràng thông tiện sau đây :

Bài 1: Khoai lang 60g, đường phèn 15g. Khoai lang gọt vỏ, thái mỏng, luộc kỹ lấy nước rồi hòa đường phèn uống.

Bài 2: Mật ong 20ml hòa với 30ml nước sôi uống nhiều lần trong ngày.

Bài 3: Vừng đen 20g, mật ong 20ml. Vừng sao chín, xát vỏ, nghiền nhỏ thành bột, chế thêm nước nấu thành cao lỏng rồi hòa mật ong ăn hàng ngày.

Ảnh minh họa: Internet

Bài 4:  Rau sam 20g, rau dừa nước 40g, rau má 40g, rau rệu 20g. Tất cả đem sắc đặc lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Trường hợp phân quá rắn, trẻ không thể tự đi ngoài được có thể tạm thời dùng phương pháp thụt hậu môn bằng mật ong hoặc nước sắc quả bồ kết theo cách thức như sau:

Dùng bơm tiêm nhựa vô trùng (bỏ kim) 0,5 - 1ml mật ong hoặc nước sắc quả bồ kết (1/2 quả bồ kết bẻ vụn sắc với 10ml nước trong 2 phút, để nguội). Bôi vào đầu bơm tiêm một chút dầu parafin. Đặt trẻ nằm nghiêng, từ từ đẩy đầu bơm tiêm vào hậu môn rồi bơm dịch thuốc.

Sau chừng vài phút trẻ sẽ đi ngoài được. Tuy nhiên, về nguyên tắc không nên lạm dụng phương pháp này vì có thể làm mất phản xạ đi ngoài tự nhiên của trẻ.

Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Cảnh báo nhiều trẻ mắc sởi biến chứng nặng vì không tiêm vắc xin

Để phòng bệnh sởi, các bác sĩ khuyến cáo, cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin phòng...

Bệnh viện Bạch Mai bị tố mổ nhầm cho bệnh nhân, chữa 'lợn lành thành lợn què'

Trên một hội nhóm, câu chuyện của chị P.T.L. (trú tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) đã...

Bé chảy máu cam: Dấu hiệu nhiều bệnh cực kỳ nguy hiểm

Thấp thỏm trước từng bản tin thời tiết, chị Hà Thu (Hà Nội) vẫn nguyên nỗi ám ảnh con chảy...

Mất con vì 1 vết thương nhỏ, mẹ trẻ mong đừng ai như mình

Sau khi con mất vì bị sốc nhiễm trùng mà nguyên nhân từ việc bé dẫm phải cái gai, mẹ...

5 tác hại của việc đánh mắng con, cha mẹ nào cũng nên biết

Trừng phạt bằng cách đánh là phương pháp phổ biến được sử dụng để giáo dục trẻ con hư...

Em bé đầy tháng có 4 biểu hiện này coi chừng nguy cơ trẻ chậm phát triển

Bố mẹ đều mong con mau lớn và khỏe mạnh, nhưng nếu bé đã được tròn 1 tháng tuổi mà...

Cách dạy con của người Nhật có gì đặc biệt?

Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất trên toàn thế giới. Sở...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

17 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

21 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 18 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 18 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 18 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 3 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình