Dấu hiệu vỡ ối ở mẹ bầu
Vỡ ối là giai đoạn "chuyển tiếp", chuẩn bị cho cuộc "vượt cạn" sắp tới của bà bầu. Theo đó, sẽ có một số dấu hiệu thường gặp mà mẹ bầu phải đặc biệt lưu ý để tránh tình trạng vỡ ối quá lâu, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Đầu tiên, khi có dấu hiệu vỡ ối là khi mẹ bầu có cảm giác ẩm ướt ở vùng âm đạo trên quần lót hoặc lan xuống phần chân, cảm giác như mới "tiểu ra quần". Đặc biệt, chú ý vấn đề này trong những tháng cuối của thai kỳ, vì nước ối không có mùi.
Tuy nhiên, để không bị nhầm lẫn giữa són tiểu và chảy nước ối, mẹ bầu có thể dùng băng vệ sinh hoặc đóng bỉm để quan sát trong khoảng vài phút. Nếu thấy dấu hiệu vẫn tiếp diễn, màu sắc không thay đổi và không có mùi lạ thì có thể xác định đây là hiện tượng vỡ nước ối. Để chắc chắn hơn, có thể dùng giấy quỳ để xem phản ứng, nếu giấy quỳ đổi sang màu xanh (đen) thì mẹ bầu nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra tình trạng. Có nhiều trường hợp do mẹ bầu chủ quan, không phát hiện kịp dẫn đến tình trạng cạn nước ối hay thai nhi bị nhiễm trùng, thậm chí tử vong.
Bên cạnh đó, nếu nước ối chảy ra chuyển sang màu xanh lá hoặc nâu thì rất có thể thai nhi đang có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng. Đồng thời, tuyệt đôi không được dùng tăm bông, băng vệ sinh để thấm nhằm tránh gia tăng khả năng nhiễm trùng. Sau khi vỡ nước ối, các cơn co thắt sẽ bắt đầu kéo dài trong vòng 12 - 24 giờ. Trường hợp tuần thứ 37 đã bị vỡ ối, mẹ bầu nên chuẩn bị tinh thần vì rất có thể bạn sẽ sinh non.
Vỡ ối bao nhiêu lâu thì phải mổ?
Đầu tiên, không phải tất cả trường hợp bị vỡ ối đều phải mổ, vì nó còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của thai phụ hoặc mẹ bầu mắc một số bệnh lý không thể sinh thường. Theo đó, hầu hết các trường hợp vỡ ối từ 12 - 24 giờ sẽ xuất hiện các cơn gò tử cung và bắt đầu chuyển dạ. Đồng thời, trường hợp vỡ nước ối non, các bác sĩ sẽ theo dõi tim thai, cơn gò, mạch huyết áp, nhiệt độ, đặt băng vệ sinh theo dõi lượng, màu sắc và mùi nước ối chảy ra ngoài, làm các xét nghiệm như huyết đồ, CRP để đánh giá tình trạng nhiễm trùng. Nếu có hiện tượng bất thường thì buộc phải sinh mổ, còn ngược lại thì mẹ bầu vẫn có thể sinh thường.
Vì vậy, không thể đưa ra được thời gian cụ thể để trả lời cho câu hỏi: "Vỡ ối bao nhiêu lâu thì phải mổ?" bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thế nên, khi phát hiện bị vỡ nước ối, mẹ bầu nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp sinh con phù hợp nhất. Ngoài ra, để cảm thấy an tâm hơn trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ và thường xuyên thăm khám định kì, có chế độ ăn uống hợp lí giúp thai nhi phát triển thuận lợi…
Làm gì khi bị vỡ nước ối?
Khi bị vỡ ối, mẹ bầu cần bình tĩnh, hít thật sâu và dùng băng vệ sinh để kiểm tra tình trạng. Đồng thời, nhanh chóng thông báo cho người thân đưa mình đến bệnh viện để kiểm tra và theo dõi kịp thời.
Uống nhiều nước hoặc nước ép trái cây để tránh tình trạng mất nước khi bị vỡ ối.
Trường hợp quá căng thẳng, mẹ bầu có thể nghe một bản nhạc nhẹ nhàng và tự nói chuyện với con trong bụng để giúp thai nhi điềm tĩnh và an tâm trong bụng mẹ.
Cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.