Chúng tôi mới cưới nhau được 1 năm, cả hai thống nhất kế hoạch để tận hưởng cuộc sống vợ chồng son và chờ đợi tích cóp được số tiền đủ lớn mới sinh con. Cuộc sống vợ chồng đang vui vẻ, bỗng một ngày vợ tôi ngồi khóc thút thít và bảo: "Em chán cuộc sống như thế này rồi, anh hãy trả tự do cho em".
Tôi đứng như trời trồng, tai lùng bùng không hiểu vợ vừa nói gì, phải hỏi đi hỏi lại cô ấy mấy lần để xác định mình không nghe nhầm. Thế nhưng lần nào vợ cũng dứt khoát yêu cầu tôi trả tự do cho cô ấy. Tôi dằn vặt rất nhiều, không hiểu do mình đã quá vô tâm mà không quan tâm đầy đủ tới em, hay do thu nhập của tôi không như em kỳ vọng...
Từ đó, ngày nào vợ cũng như thế khiến tôi rất đau lòng. Nhưng tôi không thể cứ thế mà ly hôn khi chưa biết lý do thực sự là gì. Sau nhiều lần kiên trì hỏi han, cuối cùng vợ tôi cũng nói sự thật, rằng cô ấy lỡ có bầu với nhân tình, bây giờ chỉ còn cách lấy anh ta để con có bố thật sự của nó. Trời đất như sụp đổ dưới chân, nhưng tôi nói chỉ cần em quay lại anh sẽ tha thứ và chấp nhận nuôi đứa con này, coi nó như con đẻ của mình nhưng vợ vẫn yêu cầu ly hôn.
Thật lòng mà nói, tôi vẫn hy vọng đây là con của mình vì chúng tôi tuy kế hoạch nhưng cũng có vài đôi lần để nhỡ mà vợ cũng không uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Tôi còn ôm hy vọng đấy là con của mình nhưng vợ phủ nhận: "Chắc chắn không phải con anh, người đó nói khao khát muốn có con nên em mang thai cho người đó". Tuy vô cùng đau đớn nhưng tôi vẫn tha thứ, chỉ cần vợ quay về, tôi không ngại nuôi con người khác. Vợ không tin, bảo: "Bây giờ anh nói vậy, sau này sẽ khác, nhất là khi nó lớn lên sẽ không giống anh".
Vợ nói cô ấy ngoại tình nên rất dằn vặt. Vì vậy mà đã đánh cược với số phận, nếu có thai thì theo người đó, nếu không có thai sẽ quay về bên tôi, kết quả là có rồi, vợ không còn sự lựa chọn. Tôi thật sự không hiểu tại sao vợ lại có thể thay đổi đến như vậy, người đàn ông kia là ai mà có thể khiến cô ấy mù quáng và nông nổi như thời tuổi trẻ đến thế?
Vợ bảo: "Anh có thể tha thứ cho em nhưng em không thể tha thứ cho bản thân, không thể xem như chưa có gì xảy ra. Em không thể đối diện với mọi người trong gia đình anh". Thật ra tôi không quan tâm điều đó, đối với tôi thứ thật sự quan trọng là tâm của vợ còn đặt ở chỗ tôi hay không. Có lẽ tôi quá yếu mềm nên để bản thân đã đau lại càng thêm đau, nhấn chìm mình trong đau khổ.
Vợ hối thúc tôi đồng ý ly hôn để nhanh chóng đến với người đàn ông kia. Tôi đồng ý với yêu cầu em phải đi xét nghiệm huyết thống bào thai xem chính xác đứa con đó là của ai. Vợ không đồng ý, nói rằng làm như thế ảnh hưởng đến thai nhi. Cô ấy nói một câu phũ phàng với tôi: "Anh không thuận tình thì em đơn phương ly hôn" rồi lập tức vào phòng dọn đồ và bỏ đi thật.
Tôi không ngờ khi mình bị phản bội như vậy mà vẫn quan tâm và lo lắng cho vợ. Tôi vẫn hy vọng cô ấy đồng ý làm xét nghiệm ADN thai nhi vì nếu đứa con kia là của tôi, thì chúng tôi vẫn có cơ hội về bên nhau phải không mọi người?
Xét nghiệm huyết thống thai nhi có ảnh hưởng đến em bé hay không?
Xét nghiệm ADN xác định quan hệ huyết thống hiện có thể thực hiện được ngay khi em bé còn ở trong bụng mẹ. Có hai phương pháp thực hiện, đó là phương pháp xâm lấn và không xâm lấn.
- Phương pháp xâm lấn là sử dụng mẫu nước ối hoặc tế bào nhau thai để phân tích. Pháp này phải có sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro với thai nhi và người mang thai.
Khi thực hiện phương pháp xâm lấn để lấy nước ối, người mẹ sẽ đối diện với nguy cơ như rò ối, nhiễm trùng tử cung, sinh non hay thậm chí là sảy thai. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo, khi thực hiện bất kể xét nghiệm nào xâm lấn vào bào thai cần phải có sự cân nhắc, tư vấn và thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa.
Thai phụ mắc bệnh tim mạch không nên chọc ối. Những trường hợp khác, nếu chọc ối cần có thời gian nghỉ ngơi sau đó, không đi lại nhiều, tránh căng thẳng, không quan hệ tình dục trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng sau.
- Phương pháp không xâm lấn là sử dụng mẫu máu của người mẹ để phân tích. Lý do là vì khi mang thai, máu của mẹ có tồn tại ADN tự do của thai nhi, điều này giúp so sánh với với trình tự gen của người cha nghi vấn, từ đó giúp xác định có hay không mối quan hệ huyết thống giữa thai nhi và người cha nghi vấn.
Với phương pháp này dù chi phí đắt đỏ hơn, thời gian phân tích lâu hơn nhưng sẽ đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo, nếu phải thực hiện xét nghiệm ADN nên chọn phương pháp không xâm lấn.