Phụ Nữ Sức Khỏe

Vitamin C: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Vitamin C đã được chứng minh có nhiều tác dụng đối với cơ thể, trong đó tác dụng nâng cao sức đề kháng được nhiều người quan tâm trong bối cảnh đại dịch. Tuy nhiên, khi tiêu thụ quá nhiều vitamin C cũng gây hại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về việc bổ sung vitamin C như thế nào là đúng.

Tác dụng của Vitamin C là gì ?

Vitamin C, còn được gọi là axit ascorbic, là một chất dinh dưỡng hòa tan trong nước được tìm thấy trong một số loại thực phẩm. Trong cơ thể, nó hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra.

 Gốc tự do là các hợp chất được hình thành khi cơ thể chúng ta chuyển đổi thức ăn chúng ta ăn thành năng lượng. Con người cũng tiếp xúc với các gốc tự do trong môi trường từ khói thuốc lá, ô nhiễm không khí và tia cực tím từ mặt trời. Cơ thể cũng cần vitamin C để tạo ra collagen, một loại protein cần thiết để giúp vết thương mau lành.

 Ngoài ra, vitamin C cải thiện sự hấp thụ sắt từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật và giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.

Vitamin C có rất nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể, nhưng không nên sử dụng quá nhiều.

Bổ sung vitamin C bao nhiêu là đủ?

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày đối với hầu hết mọi người là 75-90mg. Thông thường, ruột non có thể hấp thụ tới 100mg vitamin C mỗi ngày. Khi đã bão hòa với vitamin C, ruột non sẽ không thể hấp thụ được thêm nữa. 

Lượng vitamin C cần mỗi ngày tùy thuộc vào độ tuổi:

6 tháng 40mg

7-12 tháng 50mg

1-3 tuổi 15mg

4-8 tuổi 25mg

9-13 tuổi 45mg

14-18 tuổi (nam) 75mg

14-18 tuổi (nữ) 65mg

Người lớn (nam) 90mg

Người lớn (nữ) 75mg

Phụ nữ có thai (trẻ) 80 mg

Phụ nữ có thai 85mg

Phụ nữ cho con bú (trẻ) 115mg

Phụ nữ cho con bú 120mg

Lưu ý là hàm lượng trên là tổng lượng vitamin C bổ sung cho cơ thể từ chế độ ăn và từ các nguồn thực phẩm, đồ uống, thực phẩm chức năng, thuốc.

Tuy nhiên, uống quá liều vitamin C sẽ gây hại cho cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy, liều vitamin C trên 2.000 mg có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng. Bổ sung vitamin C khiến cơ thể tích trữ quá nhiều sắt và sỏi thận.

Một chế độ ăn uống cung cấp 100-200mg/ngày vitamin C sẽ cung cấp đủ vitamin C để đáp ứng các yêu cầu chung của một cá nhân khỏe mạnh.

Những người mắc các bệnh lý như ung thư, tiểu đường, bệnh phổi, hút thuốc lá hoặc tập thể dục nhiều có thể cân nhắc tăng lượng vitamin C.

Những ai thì không nên uống vitamin C?

Những người có tình trạng sức khỏe đặc biệt có thể cần tránh bổ sung vitamin C, như: Bệnh huyết sắc tố, bị sỏi thận. Ở những người mắc chứng bệnh rối loạn sắc tố di truyền (hemochromatosis), khiến cơ thể tích trữ quá nhiều sắt thi uống vitamin C liều cao có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ứ sắt và làm tổn thương các mô cơ thể.

Vitamin C có sẵn trong các loại rau quả.

Những người dùng một số loại thuốc có thể cần tránh bổ sung vitamin C vì thuốc hay thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C có thể tương tác hoặc gây trở ngại cho các loại thuốc bạn đang dùng. 

Ví dụ: Vitamin C có thể tương tác với các liệu pháp hóa trị ở bệnh nhân điều trị ung thư. Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C có thể tương tác với các phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn như hóa trị và xạ trị.

Không rõ liệu vitamin C có thể có tác dụng không mong muốn trong việc bảo vệ các tế bào khối u khỏi các phương pháp điều trị ung thư, hay liệu nó có thể giúp bảo vệ các mô bình thường khỏi bị hư hại hay không. Nếu đang điều trị ung thư, hãy hỏi bác sĩ của trước khi dùng vitamin C, đặc biệt là với liều lượng cao.

Trong một nghiên cứu, vitamin C cùng với các chất chống oxy hóa khác (như vitamin E, selen và beta-carotene) làm giảm tác dụng bảo vệ tim mạch của hai loại thuốc được dùng kết hợp (statin và niacin) để kiểm soát mức cholesterol trong máu. Người ta không biết liệu tương tác này có xảy ra với các statin khác hay không. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên theo dõi mức lipid ở những người dùng cả statin và các chất bổ sung chất chống oxy hóa.

 

Điều quan trọng là phải thảo luận về việc dùng bất kỳ thực phẩm bổ sung nào với dược sĩ hoặc bác sĩ. Hãy báo cho bác sĩ, dược sĩ biết về tình trạng bệnh của bạn và bất kỳ loại thực phẩm chức năng và thuốc nào bạn dùng. 

Họ có thể cho bạn biết liệu những chất bổ sung chế độ ăn uống đó có thể tương tác hoặc gây trở ngại cho thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn của bạn hoặc nếu thuốc có thể cản trở cách cơ thể bạn hấp thụ và sử dụng chất dinh dưỡng.

Có nên bổ sung vitamin C thật nhiều để tăng sức đề kháng?

Đã có các nghiên cứu về vitamin C, nhiều nghiên cứu cho kết quả trái ngược nhau. Một trong những vấn đề lớn nhất đối với các nghiên cứu về vitamin C là hầu hết không đo nồng độ vitamin C trước hoặc sau khi bổ sung. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin C không cho thấy tác dụng ở những người có mức vitamin C đã cao sẵn rồi.

Bất cứ khi nào chúng ta bị nhiễm trùng hoặc viêm, cơ thể chúng ta cần nhiều vitamin C hơn, vì vậy lượng tiêu thụ chung của bạn nên tăng lên để đáp ứng nhu cầu bổ sung.

Ngoài ra, COVID-19 là một căn bệnh mới và các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu về việc liệu vitamin C có giúp tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh hay không. Nhưng một số nghiên cứu về các bệnh nhiễm trùng hoặc tình trạng khác cho thấy vitamin C có thể có lợi ở một số nhóm người nhất định, đặc biệt là những người mà trong cơ thể vốn đã thiếu vitamin C.

Vì việc bổ sung quá nhiều vitamin C sẽ có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như đã nêu ở trên. Do đó, khuyến nghị rằng hãy bổ sung vitamin C với liều lượng được khuyến nghị hàng ngày và có thể cân nhắc bổ sung thêm vitamin C ở những đối tượng đặc biệt.

Thiếu vitamin C là rất hiếm gặp, do đó hầu hết không cần bổ sung dạng thuốc.

Theo TS.DS.Võ Thị Hà - Nguyễn Thanh Huyền/Sức khỏe đời sống

Tin liên quan

5 KHÔNG khi uống nước chanh ấm vào thời điểm vừa thức dậy buổi sáng để tránh rước họa vào...

Nước chanh rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên mắc những sai lầm dưới đây khi tiêu thụ có thể...

Ireland thu hồi lô mì Hảo Hảo vì chứa chất có thể gây ung thư

Cơ quan An toàn Thực phẩm Ireland quyết định thu hồi một số lô mì Hảo Hảo và miến Good...

Nữ sinh viên 'cứu cánh' chị em với thực đơn Eat clean, giãn cách bao lâu cũng không lo tăng...

Trong thời gian giãn cách xã hội, có lẽ vấn đề cân nặng tăng "vụt" không thể kiểm soát đối...

Ngải cứu có hoạt chất chống virus COVID-19 rất mạnh

Thảo dược trị sốt cao có tiềm năng chống COVID-19? Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học bang...

SOS: Thêm 26.000 người Việt mắc ung thư phổi năm 2020, 90% đều hút thuốc lá

Năm 2020, Việt Nam có thêm 26.262 người mắc ung thư phổi và có hơn 23.000 trường hợp tử vong...

Cảnh báo: Sử dụng thuốc lá điện tử lâu dài đối mặt với nguy cơ bệnh tim mạch, tổn thương...

Các chuyên gia cảnh báo khi sử dụng thuốc lá điện tử lâu dài, người nghiện sẽ phải đối mặt...

Mẹo tiết kiệm điện cho những thiết bị gia đình

Để sử dụng điện hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí, bạn nên biết thiết bị nào tiêu thụ nhiều...

Tin mới nhất

Người tình duy nhất được Lý Hùng công khai yêu đương, biểu tượng gợi cảm một thời của làng giải...

1 giờ trước

Cách bảo vệ sức khỏe làn da dưới thời tiết nắng nóng

1 giờ trước

Cuộc đời của nữ nghệ sĩ mua xe ô tô đầu tiên ở Việt Nam, ở tuổi 71 vẫn khỏe...

1 giờ trước

Những nàng mẫu Việt có vóc dáng 'mình hạc xương mai' lấy được chồng điển trai, nhan sắc càng thăng...

1 giờ trước

Một bộ phận trên cây mướp nhiều người bỏ đi không thương tiếc hóa ra là 'cực phẩm': Dưỡng nhan,...

1 giờ trước

Vì sao chúng ta lại sốt?

2 giờ trước

Đồ uống nóng và lạnh, cái nào tốt hơn cho răng?

2 giờ trước

Một loại ung thư đang gia tăng nhanh ở người trẻ

2 giờ trước

Điều gì xảy ra với cơ thể khi chạy bộ

10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình