Phụ Nữ Sức Khỏe

Viêm nhiễm phụ khoa uống thuốc gì?

Viêm nhiễm phụ khoa là căn bệnh không của riêng ai, với số liệu thống kê có tới 96% phụ nữ mắc căn bệnh này trong suốt cuộc đời họ. Tuy nhiên, đây lại là một căn bệnh có khả năng tái phát cao, vậy bị viêm nhiễm phụ khoa uống thuốc gì để bệnh nhanh khỏi.

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường khó tránh với các chị em phụ nữ. Hiện nay số lượng chị em trong độ tuổi sinh sản mắc các bệnh phụ khoa khá nhiều. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn thiếu hiểu biết về bệnh dẫn đến chủ quan khiến bệnh thêm nặng. Một trong những vấn đề về bệnh phụ nữ được nhiều chị em quan tâm đó là viêm nhiễm phụ khoa uống thuốc gì để bệnh nhanh khỏi.

Bài viết bao gồm:

1. Những bệnh viêm phụ khoa thường gặp

2. Dấu hiệu khi bị viêm nhiễm phụ khoa

3. Viêm nhiễm phụ khoa uống thuốc gì? 

 NHỮNG BỆNH VIÊM PHỤ KHOA THƯỜNG GẶP

Trước khi biết được viêm nhiễm phụ khoa uống thuốc gì thì điều đầu tiên bạn cần biết đó là bản thân đang mắc căn bệnh phụ khoa nào. Dưới đây là một số bệnh chị em phụ nữ dễ gặp phải:

- Viêm âm hộ, âm đạo cấp và mãn tính;

- Viêm lộ tuyến cổ tử cung;

- Viêm tử cung và viêm phần phụ cấp và mãn tính (bao gồm viêm vòi trứng, buồng trứng và các dây chằng,…);

- Viêm đường tiết niệu cấp và mãn tính.

DẤU HIỆU KHI BỊ VIÊM NHIỄM PHỤ KHOA

- Huyết trắng ra nhiều, ra suốt cả kỳ kinh (cả tháng);

- Huyết trắng mùi hôi, có màu và tính chất bất thường (như dạng bột trắng như bã đậu, dạng trắng đục và đặc như mủ, màu vàng xanh,….);

- Vùng kín đau, ngứa, rát nhất là khi quan hệ tình dục, ra máu bất thường.

Nặng hơn, có thể có cảm giác đau lưng, đau tức vùng bụng dưới, tiểu buốt, tiểu giắt, tiểu ra máu,…

Chẩn đoán khả năng mắc viêm âm đạo

Để thực hiện các bước chẩn đoán liệu bạn có mắc bệnh viêm âm đạo hay không, bác sĩ sẽ tiến hành làm việc như sau:

- Xem xét lịch sử sức khỏe, bao gồm tiền sử của những bệnh lây qua đường tình dục;

- Thực hiện khám xương chậu;

- Lấy mẫu dịch tiết âm đạo để xét nghiệm;

- Thực hiện xét nghiệm pH bằng que thử pH hoặc giấy pH ở thành âm đạo.

VIÊM NHIỄM PHỤ KHOA UỐNG THUỐC GÌ?

Có rất nhiều yếu tố có thể hình thành nên căn bệnh này, vậy nên phải xác định rõ nguyên nhân, từ đó mới có thể biết chính xác viêm nhiễm phụ khoa uống thuốc gì.

Nhiễm khuẩn âm đạo

Đối với loại viêm âm đạo này, bác sĩ có thể kê toa thuốc viên metronidazole (Flagyl) để uống hoặc gel metronidazole (MetroGel) và kem clindamycin (Cleocin) để thoa trực tiếp lên khu vực âm đạo.

Bạn sẽ cần được kiểm tra trước khi sử dụng những loại thuốc này, tránh trường hợp dị ứng với các thành phần của thuốc.

Nhiễm trùng nấm men

Căn bệnh này thường được điều trị bằng kem chống nấm hoặc thuốc viên không kê đơn, chẳng hạn như miconazole (Monistat 1), clotrimazole (Gyne-Lotrimin), butoconazole (Femstat 3) hoặc tioconazole (Vagistat-1). Nhiễm trùng nấm men cũng có thể được điều trị bằng thuốc kháng nấm theo toa, chẳng hạn như fluconazole (Diflucan).

Ưu điểm của việc điều trị bằng thuốc không kê đơn là không cần làm những thủ tục xét nghiệm rườm rà ở bệnh viện, tuy nhiên bạn có thể tự chẩn đoán sai cho bản thân, dẫn đến điều trị sai và kéo dài tình trạng viêm nhiễm.

Trichomoniasis

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc viên metronidazole (Flagyl) hoặc tinidazole (Tindamax).

Hội chứng sinh dục mãn kinh (teo âm đạo)

Estrogen - ở dạng kem để thoa âm đạo, viên nén hoặc vòng - có thể điều trị hiệu quả tình trạng này. Việc điều trị này phải theo chỉ định của bác sĩ, sau khi các yếu tố nguy cơ và biến chứng được xem xét kĩ lưỡng.

Viêm âm đạo không nhiễm trùng

Để điều trị loại viêm âm đạo này, bạn cần phải xác định rõ ràng nguồn gốc của kích ứng và tránh xa nó. Các nguồn gây kích ứng có thể bao gồm loại xà phòng mới, bột giặt, khăn ăn, giấy vệ sinh hoặc băng vệ sinh.

Tóm lại nếu có dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra để biết tình trạng bệnh cũng như biết được viêm nhiễm phụ khoa uống thuốc gì cho phù hợp, tránh tự ý mua thuốc chữa bệnh khiến tình hình nghiêm trọng hơn.

Theo Hoàng Lan/Khám Phá

Tin liên quan

Chữa viêm phụ khoa như thế nào để bệnh nhanh khỏi

Có nhiều loại vi khuẩn và điều kiện khác nhau gây ra tình trạng viêm nhiễm âm đạo, vậy nên...

Có thể chữa viêm phụ khoa bằng tỏi?

Bệnh phụ khoa luôn là nỗi lo của không ít chị em phụ nữ. Những thông tin về việc chữa...

Bị viêm phụ khoa chị em đừng dại ăn những nhóm thực phẩm càng ăn bệnh càng nặng

Các chị em nên ghi nhớ những loại thực phẩm cần phải tránh xa để tránh tình trạng viêm nhiễm...

Học ngay cách chữa viêm phụ khoa tại nhà mà không cần dùng thuốc

Viêm phụ khoa là căn bệnh rất phổ biến ở các chị em phụ nữ. Ngoài việc chữa bệnh bằng...

Viêm phụ khoa vì… quá sạch

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, phòng khám Sản khoa-Nam khoa, Trung tâm Y tế Lao động Thái Hà (Hà...

Viêm âm đạo có thể dẫn tới ung thư âm hộ hay không

Số ca mắc và tử vong vì ung thư âm hộ đang ngày một tăng. Một trong những nguyên nhân...

Điều trị viêm âm đạo có ảnh hưởng tới thai?

Cháu hiện đang mang thai tuần thứ 17. Đã 1 tháng nay cháu ra khí hư màu vàng, đóng thành...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

13 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

13 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

13 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

13 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

13 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

13 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 3 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 3 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình