Phụ Nữ Sức Khỏe

Viêm khớp vẩy nến: Chữa sớm, tránh tàn phế

Nhiều người cho rằng bệnh vẩy nến chỉ là bệnh ngoài da, nhưng liên quan tới căn bệnh này còn có bệnh viêm khớp vẩy nến, một loại bệnh tự miễn khá nặng.

Do triệu chứng gần giống với viêm khớp dạng thấp mà nhiều khi không được điều trị sớm.

Đối với bệnh viêm khớp vẩy nến, điều quan trọng là phải được chẩn đoán chính xác để có các phương pháp điều trị sớm. Sau đây là những điều nên biết về bệnh viêm khớp vẩy nến.

Ai dễ bị viêm khớp vẩy nến?

Viêm khớp vẩy nến là một loại viêm khớp được phát hiện trên những người mắc bệnh vẩy nến. Đó là một  loại viêm khớp mạn tính. Khoảng 40% bệnh nhân viêm khớp vẩy nến có tiền sử gia đình mắc bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp. Khoảng 15%  những người bị bệnh vẩy nến phát triển viêm khớp vẩy nến.

Bệnh thường xuất hiện từ 30-50 tuổi. Nam giới và phụ nữ có vẻ như có nguy cơ tương đương phát triển viêm khớp vẩy nến. Có tăng gấp 50 lần nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vẩy nến ở những người họ hàng đầu tiên của bệnh nhân mắc bệnh.

Các nhà nghiên cứu cũng xác định rằng trong cặp song sinh giống hệt nhau, có 70% sự phù hợp (nghĩa là mức độ tương đồng ở cặp song sinh liên quan đến sự hiện diện hoặc không có bệnh cụ thể) đối với bệnh vẩy nến. Thật thú vị, có hai lần gia tăng nguy cơ truyền bệnh vẩy nến do một người cha bị ảnh hưởng so với người mẹ bị ảnh hưởng.

Đây được xác định là căn bệnh tự miễn, cho tới hiện nay vẫn chưa phát hiện rõ nguyên nhân tại sao hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Các chuyên gia cho rằng bệnh có thể do một số yếu tố gây nên như: do di truyền hay do môi trường, tiếp xúc hóa chất, chất phóng xạ, nhiễm virut, vi khuẩn,...

Bệnh viêm khớp vẩy nến được phát hiện ở bệnh nhân vẩy nến. 

Đặc điểm bệnh viêm khớp vẩy nến

Các triệu chứng của bệnh vẩy nến và viêm khớp mạn tính thường phát triển riêng biệt trên bệnh nhân viêm khớp vẩy nến. Trong 85% bệnh nhân viêm khớp vẩy nến, các triệu chứng của bệnh vẩy nến phát triển trước khi có các triệu chứng viêm khớp. Bệnh vảy nến và viêm khớp có thể phát triển kéo dài nhiều năm.

Ở một số bệnh nhân, các triệu chứng liên quan đến viêm khớp vẩy nến là nhẹ. Ở những bệnh nhân này, các triệu chứng có thể đến rồi thuyên giảm, nhưng rồi quá trình tiến triển của bệnh trở nên dai dẳng hơn.

Viêm khớp vẩy nến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể

Thông thường, viêm khớp vẩy nến ảnh hưởng đến các khớp lớn ở các chi dưới, khớp xa của ngón tay và ngón chân, cũng như các khớp cột sống. Các triệu chứng của viêm khớp vẩy nến có thể là một hay đồng thời diễn ra bao gồm: chứng viêm đơn khớp và viêm khớp không đối xứng; viêm đa khớp; viêm các khớp ngón tay, ngón chân; viêm khớp dẫn đến tàn phế; viêm dính khớp cột sống.

Viêm khớp chân vẩy nến cũng có thể gây đau ở các điểm, nơi gân và dây chằng bám vào xương - đặc biệt là ở mặt sau của gót chân (viêm gân Achilles), hoặc trong bàn chân (plantar fasciitis).

Bệnh viêm khớp vẩy nến có thể bị nhầm là bệnh gút hoặc viêm khớp dạng thấp. Chẳng hạn, triệu chứng đau, sưng khớp đều phổ biến trong cả 3 loại viêm khớp nêu trên. Do đó, cần chú ý tới các triệu chứng thay đổi về da, móng phù hợp với bệnh vẩy nến để loại trừ. Sinh thiết da cũng giúp chẩn đoán viêm khớp vẩy nến.

Các xét nghiệm về viêm không đặc hiệu (tức là sedrate và CRP) có thể tăng lên khi viêm khớp vẩy nến hoạt động. Thông thường, bệnh nhân viêm khớp vẩy nến là âm tính  đối với yếu tố rheumatoid. Nếu yếu tố thấp khớp là dương tính, có thể là trường hợp bệnh vẩy nến kết hợp với viêm khớp dạng thấp hơn là trường hợp viêm khớp vẩy nến.

Chữa trị thế nào?

Bệnh viêm khớp vẩy nến không giống như viêm khớp dạng thấp, chỉ  cần điều trị khi triệu chứng xuất hiện. Khi các triệu chứng viêm khớp vẩy nến giảm, có thể ngừng điều trị cho đến khi các triệu chứng lại xuất hiện. NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid) thường là dòng đầu tiên của điều trị viêm khớp vẩy nến.

DMARDs (các thuốc chống thấp khớp) có thể được bổ sung vào quá trình điều trị. Các loại thuốc sinh học cũng nằm trong số các lựa chọn điều trị. Thuốc ức chế miễn dịch có thể có tác dụng phụ nguy hiểm và thường chỉ được sử dụng trong các trường hợp nghiêm trọng nhất của viêm khớp vẩy nến.

Lời khuyên của thầy thuốc

Do chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh việm khớp vẩy nến nên chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa thiệt hại cho các khớp xương. Điều quan trọng là bệnh cần được chẩn đoán sớm để điều trị nếu không bệnh có thể tiến triển đến tàn phế.

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân viêm khớp vẩy nến nên chú ý bảo vệ các khớp xương như thay đổi tính chất công việc, hoạt động có tác động tiêu cực tới khớp. Duy trì cân nặng hợp lý tránh tải trọng quá mức cho khớp.

Tập thể dục thường xuyên giúp các khớp xương linh hoạt dẻo dai hơn. Bệnh có thể gây đau đớn, mệt mỏi nên tìm đến các phương pháp thư giãn như yoga, thiền để hỗ trợ.

Những dự báo xấu đối với bệnh viêm khớp vẩy nến

Bệnh viêm khớp vẩy nến trở nên trầm trọng hơn nếu bệnh nhân có các yếu tố sau: tổn thương da nặng; gia đình có tiền sử bệnh vẩy nến; giới tính nữ; sự khởi phát của bệnh trước 20 tuổi; biểu hiện gene HLA-B27, HLA-DR3, HLA-DR4; viêm đa khớp hoặc khớp bị tổn thương do viêm.

Theo BS. Nguyễn Thông Tuyết/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Tư vấn sức khỏe: Phòng ngừa bệnh tim mạch cùng bác sĩ chuyên khoa

Bs Huỳnh Minh Nhật - Khoa Hồi sức Tim mạch bệnh viện quận Thủ Đức sẽ có những giải đáp...

7 cách để phát hiện chứng phình động mạch não trước khi quá muộn (P2)

Nhận biết được những dấu hiệu cơ bản của chứng phình động mạch não là cách bạn bảo vệ tính...

Những dấu hiệu trong giấc ngủ cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề nghiêm trọng (P1)

Nếu bạn đang làm bất cứ điều gì trong những điều này trong giấc ngủ của mình, có thể cơ...

Lương y giới thiệu một số bài thuốc Đông y trị bệnh gút cực hiệu quả

Bệnh gút (gout) hay còn gọi là bệnh thống phong trong y học cổ truyền, thường gặp ở nam giới...

Thoát hiểm nhồi máu cơ tim nhờ mũi tiêm chứa thứ "bỏ đi"

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã "đảo ngược" những thương tổn do nhồi máu cơ tim nhờ tiêm vào cơ...

Đi bộ kiểu này, sống thọ thêm 15-20 năm!

Nghiên cứu mới của Anh đề xuất các bác sĩ có thể quan sát cách đi bộ của một người...

Cứu sống cụ bà 88 tuổi thoát vị bịt, chứng bệnh hiếm gây tắc ruột ở người cao tuổi

Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết đơn vị này vừa cứu sống cụ bà mắc bệnh thoát vị...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

3 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

3 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

3 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

17 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

17 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

17 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

21 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

21 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình