Phụ Nữ Sức Khỏe

Vị trí Covid-19 "sinh sôi nảy nở" nhiều nhất trong cơ thể người

Rất nhiều người cho rằng Covid-19 chỉ nhân lên nhiều nhất tại phổi nhưng thực tế lại không phải như vậy.

Các nhà khoa học tại Đức mới đây chỉ ra rằng, số lượng Covid-19 cũng phát triển mạnh mẽ trong cổ họng của người nhiễm. Điều này là một trong những nguyên nhân quan trọng giải thích lý do vì sao Covid-19 có khả năng lây lan mạnh hơn nhiều lần hơn so với SARS do việc bị nhiễm virus từ các giọt bắn từ cổ họng là rất dễ dàng.

Nghiên cứu nói trên đã được công bố trên tạp chí y khoa Nature.

Nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Berlin, Munich và Cambridge cho rằng, Covid-19 có thể dễ dàng lây nhiễm qua các giọt bắn chứa mầm bệnh. Vì vậy, việc ngăn chặn cách thức lây truyền này phải là một trong những ưu tiên hàng đầu và rõ ràng đeo khẩu trang có tác dụng ngăn ngừa khả năng lây nhiễm virus.

Nghiên cứu cũng chỉ ra khác biệt đáng kể về số lượng nhân lên giữa Covid-19 và SARS. Theo đó, số lượng Covid-19 trong cơ thể người sẽ đạt cực đại vào ngày thứ 5 sau khi bị nhiễm virus và cao gấp 1.000 lần nồng độ của SARS khi đạt đỉnh.

Covid-19 cần các thụ thể tương thích trong cơ thể người để có thể dễ dàng xâm nhập vào phổi. Thụ thể này có tên gọi là ACE2, xuất hiện nhiều ở vùng hô hấp dưới (khí quản, phế quản và phổi). Điều này khiến nhiều người cho rằng, Covid-19 chỉ nhân lên mạnh mẽ ở phổi.

Tuy nhiên theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, mặc dù có ít thụ thể ACE2 hơn phổi, nhưng cổ họng lại là nơi Covid-19 gia tăng số lượng mạnh không kém.

Biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật

Rất khó để dự đoán biến đổi khí hậu trong tương lai sẽ có tác động như thế nào tới sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm vì điều này còn phụ thuộc vào tác động qua lại rất phức tạp giữa khí hậu, thiên nhiên và con người.

Dù vậy, các số liệu hàng năm của một số bệnh truyền nhiễm do virus như cúm mùa, sốt vàng da đã chỉ ra một số bằng chứng về mối liên hệ nói trên.

Theo Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu, hoạt động của con người đã gây ra sự nóng lên toàn cầu, cụ thể nhiệt độ trái đất đã lên tăng khoảng 1° C. Nếu còn tiếp tục kéo dài, nhiệt độ có thể sẽ tăng lên đến 1,5 °C trong khoảng từ năm 2030 đến năm 2052.

Như vậy, trên thế giới sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt và nóng bức. Những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm sẽ tác động mạnh đến hệ sinh thái động thực vật trên toàn cầu. Ví dụ, các loại virus chỉ có ở động vật sẽ có thể lây nhiễm cho con người qua trung gian truyền bệnh là côn trùng.

Chưa có bằng chứng nào cho thấy biến đổi khí hậu tác động tới Covid-19, nhưng đã có một cuộc tranh luận gay gắt về vấn đề này. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự lây lan nhanh của loại virus này giữa các loài có thể tạo ra các bệnh mới mà con người ít có khả năng miễn dịch.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự lây lan của virus là:

• Trung gian truyền bệnh (hay côn trùng).

• Vật chủ.

• Hoạt động của con người.

• Hệ thống miễn dịch.

Theo Mộc/Khoevadep

Tin liên quan

Phòng dịch Covid-19: Làm thể nào để bỏ thói quen sờ tay lên mặt?

Không đưa tay chạm lên mặt là một trong những thói quen tốt giúp hạn chế nguy cơ mắc Covid-19.

Các vị trí cần vệ sinh, khử khuẩn tại nơi làm việc để phòng dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo, những vị trí có tiếp xúc thường xuyên như: tay nắm cửa, tay vịn cầu...

Đi xét nghiệm dịch vụ phát hiện SARS-CoV-2 ở đâu là chuẩn nhất, mức phí bao nhiêu?

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Việt Nam, Bộ Y tế cho phép thực hiện...

Khuyến cáo 7 thói quen cần phải thay đổi ngay để chống dịch Covid-19

Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 khuyến cáo 7 thói quen cần thay đổi ngay trong đại...

Chuyên gia hàng đầu Trung Quốc khuyên ăn 10 loại thực phẩm “rẻ tiền” tăng cường sức khỏe mùa dịch

Nâng cao sức đề kháng của bản thân chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, đặc...

Dịch Covid-19 bùng phát mạnh: 3 thói quen xấu cần tránh khi bạn ở nhà thường xuyên

Hãy loại bỏ ngay những thói quen sau đây để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình khỏi Covid-19.

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

21 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

21 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

21 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

21 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

21 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

21 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 12 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 12 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình