Phụ Nữ Sức Khỏe

Vì sao chưa thể mừng khi âm tính với SARS-CoV-2?

Nhiều bệnh nhân có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính nhưng sau đó lại thành dương tính. Vì sao người bệnh không nên chủ quan khi kết quả âm tính với SARS-CoV-2?

Xét nghiệm COVID-19 (ảnh: HCDC)

Xét nghiệm là hoạt động quan trọng nhằm phát hiện sớm và chính xác tình trạng nhiễm bệnh COVID-19. Theo ThS. BS Đinh Nguyễn Huy Mẫn, Trưởng khoa Xét nghiệm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, xét nghiệm COVID-19 có 2 kỹ thuật cơ bản, đó là xét nghiệm tìm kháng nguyên bằng cách lấy dịch từ mũi họng (Realtime PCR) để tìm virus hoặc những chất liệu di truyền từ virus; thứ hai là xét nghiệm tìm kháng thể trong máu bệnh nhân (test nhanh), bệnh phẩm là máu bệnh nhân và mục đích là xem cơ thể có đề kháng với virus hay không.

ThS. BS Đinh Nguyễn Huy Mẫn, Trưởng khoa Xét nghiệm Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM

Nếu làm phản ứng PCR, kết quả có khoảng sau 6 tiếng. Tuy nhiên nếu số lượng mẫu xét nghiệm quá lớn thì thời gian trả kết quả có thể lâu hơn. Hiện nay, các cơ sở có thể xét nghiệm được cũng đã tăng cường hết mức để có thể đáp ứng nhu cầu – BS Mẫn nói.

Trong trường hợp xét nghiệm kháng thể dương tính nhưng khi thực hiện kháng nguyên lại có kết quả âm tính, BS Mẫn cho rằng, kháng nguyên dương tính nghĩa là bệnh nhân đã có đề kháng với virus SARS-CoV-2 do vừa trải qua giai đoạn bị nhiễm, bây giờ cơ thể đang trong giai đoạn đã có kháng thể, còn virus đã hết. Trường hợp thứ 2 do xét nghiệm kháng thể không chính xác nên cho kết quả dương tính giả, nhưng tỷ lệ này rất thấp.

Đa phần trường hợp kháng thể dương tính mà kháng nguyên âm tính là bệnh nhân mới vừa qua giai đoạn bị nhiễm, virus đã được đào thải ra hết nhưng cơ thể vẫn còn kháng thể với virus đó, sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa để phòng ngừa bệnh.

Mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm COVID-19

“Những người có kết quả âm tính không nên chủ quan vì phải xem người đó xét nghiệm ở thời điểm nào, có thể lúc xét nghiệm là chưa qua thời gian ủ bệnh, mới tiếp xúc với nguy cơ trong vòng khoảng 1 tuần, lúc đó vẫn còn trong thời gian ủ bệnh nên các dịch tiết hô hấp khi xét nghiệm sẽ không dương tính, nghĩa là không tìm thấy virus trong cơ thể con người. Nếu đủ thời gian ủ bệnh thì virus mới xuất hiện.

Do đó phải chờ qua hết thời gian ủ bệnh (14 ngày), lúc đó xét nghiệm có kết quả âm tính chúng ta mới có thể yên tâm. Lúc này mới có thể kết thúc cách ly” – BS Mẫn cho biết.

Cũng theo BS Mẫn, hiện tại Việt Nam chủ yếu đang thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp PCR, còn xét nghiệm về huyết thanh (test nhanh) trong giai đoạn này thực sự chưa có ý nghĩa.

TPHCM chạy đua xét nghiệm COVID-19

Nguyên nhân vì xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm kháng thể hay xét nghiệm máu chủ yếu để tìm kháng thể, nó chỉ có giá trị để điều tra tình hình miễn dịch ngoài cộng đồng như thế nào, chứ không phải dùng xét nghiệm test nhanh, xét nghiệm máu để tìm kháng thể mà có thể kết luận được bệnh nhân có bị bệnh hay không.

Qua thời gian mắc bệnh, tiếp xúc hoặc phơi nhiễm với mầm bệnh, cơ thể người ta có kháng thể, có miễn dịch ngoài cộng đồng. Xét nghiệm này chỉ có giá trị để đánh giá tình trạng miễn dịch ngoài cộng đồng; hoặc sau thời gian có vắc-xin, sau thời gian nghiên cứu vắc-xin thành công, sau khi tiêm ngừa có thể dùng xét nghiệm kháng thể để thử xem có đáp ứng, có thể miễn dịch với vắc-xin hay không - BS Mẫn nói.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, tính đến ngày 7/8, Thành phố đang tồn khoảng 3.000 mẫu xét nghiệm. Với khoảng 13.000 người chưa được lấy mẫu xét nghiệm, Sở Y tế TPHCM đã chỉ đạo các quận huyện tiếp tục khẩn trương đẩy nhanh tiến độ lấy mẫu trong các ngày 7,8,9/8 và tổ chức xét nghiệm có kết quả chậm nhất vào ngày 11/8.

Theo Uyên Phương/Tiền Phong

Tin liên quan

Liệu chúng ta có nguy cơ mắc COVID-19 khi đi bơi?

Việc đi bơi ở bể có an toàn trong thời điểm này của dịch COVID-19? Viện nghiên cứu khai thác...

11 tỉnh có ca COVID-19: Người dân di chuyển, chống dịch thế nào hiệu quả?

Chỉ trong 10 ngày, dịch COVID-19 lan tới 11 tỉnh. Bộ Y tế yêu cầu tất cả địa phương kích...

Bác sĩ phát hiện dấu hiệu lạ trên da của nhiều bệnh nhân Covid-19

Chuyên gia cảnh báo tình trạng da ngứa ngáy, mẩn đỏ và nhạy cảm là dấu hiệu của người nhiễm...

Cơ thể thiếu hụt Vitamin D có thể khiến bạn dễ bị nhiễm COVID-19

Vào thời điểm dịch Covid-19 đang hoành hành thì việc ở nhà và hạn chế ra ngoài là cần thiết...

Có phân biệt được viêm hô hấp thông thường và mắc Covid-19?

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh không thể phân biệt được dấu hiệu của viêm hô hấp thông thường với...

Mỹ thử nghiệm vaccine Covid-19 quy mô lớn

Hãng dược Pfizer và đối tác BioNTech bắt đầu thử nghiệm một trong những loại vaccine ngừa nCoV trên 30.000...

Ứng xử với Covid-19, ứng xử với chính mình

Chúng ta không chịu nổi đợt bùng phát dịch bệnh nên vẫn phải phòng bệnh quyết liệt. Nhưng chúng ta...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

14 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

14 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 4 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 4 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 4 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 9 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 9 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 13 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình