Phụ Nữ Sức Khỏe

Vì sao Adeno virus 'cũ rích' vẫn có thể gây thành dịch?

Theo ghi nhận, tỷ lệ trẻ nhiễm Adeno virus vẫn tiếp tục tăng, thậm chí nhiều trẻ thở máy, lọc máu, tử vong vì virus này.

Các chuyên gia truyễn nhiễm đều cho rằng Adeno virus không phải là virus mới, trước đó đã lưu hành trong cộng đồng nhưng tỷ lệ nhiễm thành dịch thấp. Sang năm 2022, số ca mắc bệnh này cao đột biến, đặc biệt có trẻ tử vong.
 
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Anh Tuấn – Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, Adeno virus là chủng virus cũ. Người ta thống kê có tới 70 -80 % trẻ em vô tình xét nghiệm có kháng thể chống lại virus này. Ở người lớn kết quả này là 100 %. Virus này vẫn gây bệnh nhưng ít được quan tâm vì đa phần là dấu hiệu nhẹ lại giống với cảm cúm.

Ảnh bệnh nhi bị nhiễm Adeno virus tại BV Nhi Trung ương. 

TS Tuấn cho biết có nhiều chủng khác nhau và hiện có khoảng hơn 50 chủng virus gây bệnh cho người. Dịch này chủ yếu lây trong môi trường đông đúc, điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Từ đầu năm tới giờ do BV Nhi Trung ương tiếp nhận hơn 3 nghìn ca nhiễm và 50% được phát hiện tại BV phải nhập viện thậm chí có trường hợp phải thở máy, ECMO và tử vong.

Chính vì vậy, Virus Adeno năm nay đã không còn bình thường như trước. Nguyên nhân có thể do các yếu tố sau:

Thứ nhất, khác với các loại virus khác, Adeno virus là virus không có vỏ bọc nên các biện pháp phòng bệnh quen thuộc như khử trùng bằng xà phòng, lau cồn sát trùng đôi khi không hiệu quả. Virus này có lây và chỉ số lây nhiễm không quá cao như Sars-Cov-2 hay cúm, sởi, virus hợp bào RSV mà nó chỉ tương đương như virus gây cảm lạnh. Vì vậy, virus Adeno ít gây thành dịch lớn. 

Thứ hai, thời gian ủ bệnh của virus này từ 5 tới 8 ngày, thời gian ủ bệnh lâu hơn virus cúm nên dễ bị bỏ sót. Người nhiễm Adeno virus trong cuối giai đoạn ủ bệnh đã có thể thải virus ra ngoài và lây cho người khác. Thời gian đào thảo virus cơ thể kéo dài thậm chí có trường hợp kéo dài tới 14 ngày từ khi có triệu chứng nên càng khó phòng hơn so với các loại virus đào thảo nhanh.

Hiện nay, nhiều gia đình chi vài triệu xét nghiệm khi con ốm để biết con mình mắc Adeno virus hay không? TS Tuấn cho rằng điều này gây lãng phí vì Adeno virus cũng là bệnh truyền nhiễm thông thường, không cần cách ly nghiêm ngặt như Covid-19 nên không cần làm xét nghiệm virus này.

Những trường hợp nặng nhập viện mới cần làm xét nghiệm để làm cách ly theo nhóm, cá biệt có thể là cơ sở bác sĩ điều trị thuốc kháng virus đặc hiệu.

Những trẻ có yếu tố nguy cơ mới chỉ định xét nghiệm để bác sĩ theo dõi diễn biến của bệnh. Đó là những trẻ có cơ địa bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc trẻ có bệnh phổi mãn tính, trẻ bị tim bẩm sinh có tăng áp động mạch phổi, trẻ bị ung thư, trẻ đang trong điều trị ghép tạng, ghép tủy…
 
Điều trị bệnh

Khi trẻ nhiễm Adeno virus không có yếu tố nguy cơ thì chỉ cần điều trị triệu chứng. Việc chăm sóc trẻ nhiễm Adeno virus thì dinh dưỡng là quan trọng nhất. BS Tuấn cho biết trẻ cần ăn uống đầy đủ chất. Nếu trẻ đau họng ăn uống khó thì có thể cho trẻ ăn đồ ăn mềm, chia nhỏ cữ ăn để giảm ho khi ăn quá no.

Cho trẻ uống đầy đủ nước để niêm mạc đường thở có độ ẩm. Chính độ ẩm này có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn khác. Uống nhiều nước còn giúp trẻ giảm ho, long đờm tốt. Uống đủ nước còn tránh trẻ bị mất nước.

Với trẻ có triệu chứng như sốt, TS Tuấn khuyến cáo, chỉ uống hạ sốt thuốc đầu tay cho trẻ là Paracetamol. Trẻ ho có thể sử dụng thêm siro ho. Vệ sinh hô hấp cho trẻ như làm sao mũi thông thoáng để trẻ dễ thở. Có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc các chế phẩm xịt mũi để vệ sinh mũi họng.

Khi trẻ nhiễm Adeno virus, cha mẹ cần theo dõi trẻ nếu thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm như ngủ li bì, nôn khi ăn tất cả mọi thứ; bỏ bú, bú kém, suy yếu đến mức không thể uống nước, co giật.

Theo K.Chi/Infonet

Tin liên quan

Biến chủng phụ mới nhất của Omicron

Có nguồn gốc từ Omicron BA.5, BQ.1.1 cùng biến chủng gần với nó là BQ.1 đang chiếm khoảng 11% ca...

Sức khỏe bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ thứ 2 ở Việt Nam hiện ra sao?

Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ thứ 2 ở Việt Nam đang được theo dõi, điều trị tại Bệnh...

Cúm gia cầm lây sang người, Bộ Nông nghiệp ra công điện khẩn

Bộ NN-PTNT vừa ra công điện khẩn gửi các địa phương tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các...

Khi nào người mắc sốt xuất huyết cần nhập viện?

Bác sĩ nêu dấu hiệu nhận biết người sốt xuất huyết cần nhập viện điều trị, tránh những biến...

Hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ, phòng tránh thế nào?

Hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ hay gặp ở trẻ 2-4 tháng tuổi và thường xảy ra khi đang...

'Biến thể nguy hiểm nhất của COVID-19' lây lan nhanh đến mức nào?

Biển chủng XBB hay Gryphon được cảnh báo có khả năng lây lan nhanh hơn mọi biến thể COVID-19 khác...

Bé gái 19 tháng tuổi ở Hà Nội bị bỏng nặng vì xịt thứ thường thấy trong nhà bếp các...

Bé gái 19 tháng tuổi ở Hà Nội bị bỏng nặng vì xịt thứ thường thấy trong nhà bếp các...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

22 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

22 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

23 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

23 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

23 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

23 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 13 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 13 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình