Phụ Nữ Sức Khỏe

Vị khách Hàn Quốc bị đuổi xuống xe khách: Tôi không làm gì sai cả

Khi vị khách nói mình là người Hàn Quốc, phụ xe kiên quyết đuổi ông xuống bất chấp sự phản đối của những hành khách khác.

Ảnh minh họa: InternetSau làn sóng kỳ thị người Trung Quốc, bây giờ sự kỳ thị lại chuyển hướng sang nhiều quốc gia khác. Ảnh minh hoạ: AP

Chuyện buồn của vị khách Hàn Quốc 

Sáng ngày 9/3, Thu Huyền (26 tuổi) lên Facebook kêu gọi: ‘Các bạn ơi, nếu có thể xin hãy đừng bài xích hay tẩy chay người ngoại quốc, bất kể là người nước nào trong thời điểm nhạy cảm này’.

Thời điểm viết những dòng chia sẻ đầy bức xúc này, Huyền đang ngồi trên chuyến xe khách Hà Nội - Quảng Ninh để về quê thăm con gái.

Xe to nhưng chỉ có vài vị khách ngồi cách xa nhau, mỗi người một ghế. Khi đi đến gần khu vực Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), lơ xe bắt đầu thu tiền của mọi người.

Chuyện sẽ chẳng có gì cho đến khi anh ta hỏi vị khách về đâu, vị khách trả lời ‘về Quế Võ’.

Nghe thấy giọng lơ lớ của vị khách, anh lơ xe hỏi lại: ‘Người nước nào? Trung quốc à?’

Bác dõng dạc trả lời: ‘Không, tôi là người Hàn Quốc. ‘Ngay lập tức lơ xe yêu cầu lái xe dừng lại và đuổi bác xuống. Lúc này, mọi người trên xe đều thấy bất bình và xin nhà xe giúp bác ấy được ở lại. Lái xe đồng ý nhưng anh lơ xe nhất quyết đuổi bác. Trước khi xuống xe, bác nói lại: Tôi đã sống ở Việt Nam 30 năm rồi và tôi không làm gì sai’.

Huyền cho biết, vị khách bị đuổi xuống ngay chân cầu Thăng Long - nơi khó mà bắt được xe khách hoặc taxi.

Sự việc khiến tất cả hành khách trên xe bất bình, Huyền kể lại. ‘Mình thấy bác ấy đã có ý thức đeo khẩu trang cẩn thận, và chọn chỗ ngồi gần cuối xe, không tiếp xúc với ai. Mình đoán là bác làm việc ở khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh). Trong khi anh lơ xe thậm chí còn không đeo khẩu trang’.

‘Bản thân mình và chắc là cả những vị khách khác đều cảm thấy thật bất lực vì chẳng thể giúp được gì cho bác ấy. Rồi lại chợt nghĩ, nếu như chính chúng ta, đang sống ở một đất nước khác, bị người khác bài xích và tẩy chay như thế thì chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào?’.

'Nếu như chính chúng ta, đang sống ở một đất nước khác, bị người khác bài xích và tẩy chay như thế thì chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào?'. Ảnh minh hoạ: China Daily

Làm việc cho một công ty của Hàn Quốc có trụ sở ở Hà Nội, Huyền thấm thía hơn ai hết thái độ bài xích người nước ngoài của một bộ phận người Việt trong thời điểm này.

Huyền kể, suốt thời gian qua khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, rồi đến Hàn Quốc, nhiều phen cô cũng điêu đứng khi tìm dịch vụ ở Hà Nội giúp các đồng nghiệp. ‘Nhiều lần mình gọi xe cho đồng nghiệp, khi khách lên xe, biết là người nước ngoài, họ đã từ chối thẳng thừng, mời xuống xe luôn’.

Cách đây chỉ 3-4 ngày, Huyền và 2 ‘sếp’ khác của cô là người Hàn Quốc có ghé vào một quán trà chanh trên phố. Nhưng khi 2 đồng nghiệp của cô vừa lên tiếng, nghe thấy giọng Hàn Quốc thì ngay lập tức một nhóm bạn trẻ ở bàn bên cạnh đã khiêng bàn ra chỗ khác ngồi rồi chỉ trỏ lại phía bàn cô.

Lúc ấy, tôi thực sự cảm thấy xấu hổ vì thái độ kém văn minh ấy của người dân nước mình. 

Ở nhà chống dịch, vợ chồng tôi gắn bó hơn

Là người Mỹ, anh Tom Utzinger kết hôn với vợ người Việt và sinh sống ở Quy Nhơn (Bình Định) đã nhiều năm nay. Chị Diệu Tâm - vợ anh cho biết, vì 2 vợ chồng đều là giáo viên nên từ sau tết Nguyên Đán, anh chị đã có một kỳ nghỉ dài. Cuộc sống của anh chị không có nhiều thay đổi mặc dù anh có cảm nhận được một chút ít ‘xa lánh’ của người lạ khi vào quán cà phê.

‘Anh kể, có 2 lần vào quán cà phê lạ, người ta nhìn anh bằng ánh mặt dè chừng và có ý tránh xa. Còn hầu hết anh ra ngoài đều tiếp xúc với những người quen. Mọi người biết là anh đã sống ở đây lâu rồi, nên không gặp khó khăn gì’ - chị Tâm chia sẻ.

Chị Tâm cũng cho biết, mặc dù hai vợ chồng nghỉ làm, cuộc sống có thay đổi đôi chút nhưng nhìn chung mọi thứ đều ổn. Điều khiến anh chị lo lắng nhất trong thời gian qua lại là cậu con trai đang du học bên Mỹ.

‘Cả nhà cũng suy nghĩ rất nhiều về chuyện nên khuyên con ở lại hay về nước. Sau khi tính toán rất nhiều yếu tố thì hiện tại, cháu quyết định ở lại. Nhà trường vừa cho nghỉ học, chuyển sang học online đến tháng 6’.

‘Tôi cũng dặn cháu ở lại nên hạn chế ra ngoài và thực hiện đúng các hướng dẫn y tế cần thiết để bảo vệ mình trong tình hình đang phức tạp như thế này’.

Thời dịch bệnh lại khiến gia đình chị Vy gắn bó hơn nhờ những bữa cơm nhà. Ảnh: NVCC

Cũng giống như gia đình chị Tâm, chị Vy có chồng là người Nhật, hiện sống ở TP.HCM 6 năm nay.

Chị Vy chia sẻ, việc hạn chế ra ngoài mùa dịch lại khiến cuộc sống gia đình chị thay đổi theo hướng tích cực hơn.   

‘Trước kia, vì công việc bận rộn, 2 vợ chồng mình rất hay ra ngoài ăn - một tuần phải tới 2-3 bữa tối ăn ngoài. Nhưng từ khi có dịch, chúng tôi chăm chỉ nấu nướng ở nhà hơn. Cả hai lại có cơ hội nấu cho nhau ăn những món truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản mà trước đây ít có thời gian để làm’.

‘Bữa trưa chúng tôi cũng không ăn ngoài nữa, mà mang cơm hộp từ nhà đi, vừa tiết kiệm lại an toàn’.

Bình thường, chị Vy hay thuê người giúp việc theo giờ nhưng cả tháng nay người giúp việc về quê lo việc gia đình, không làm cho nhà chị được. Thế là hai vợ chồng chị phải phải xắn tay làm mọi việc nhà. ‘Hơi mệt tí nhưng hai vợ chồng lại gắn bó, chia sẻ với nhau hơn’.

Chị Vy bảo, thời dịch bệnh, cuộc sống của ai cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều nhưng nếu mỗi người chịu khó một tí, nhìn theo hướng tích cực thì mọi thứ vẫn sẽ nhẹ nhàng và bình thường như nó vốn có.

Theo Nguyễn Thảo/Vietnamnet

Tin liên quan

Bộ Y tế thông báo khẩn: 2 chuyến bay EK 394 và QR 976 có bệnh nhân COVID-19

21h30 ngày 19-3, Bộ Y tế tiếp tục có thông báo khẩn tìm hành khách trên hai chuyến bay có...

Bác gái ca bệnh Covid-19 thứ 17 phải can thiệp tim phổi nhân tạo

Trong số 60 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, đang có 2 bệnh nhân...

TPHCM sắp đón 17.000 người Việt từ vùng dịch về nước

Trong 10 ngày tới, dự kiến, TPHCM sẽ tiếp nhận khoảng 17.000 người Việt Nam trở về nước và mong...

Hơn 600 người TP HCM tiếp xúc với 9 bệnh nhân Covid-19

Trong 667 người tiếp xúc các bệnh nhân Covid-19, có 557 người xét nghiệm âm tính, còn lại đang chờ...

Hai người ở Sài Gòn nghi nhiễm nCoV

Người đàn ông dân tộc Chăm ở quận 8 từng dự lễ hội Hồi giáo cùng "bệnh nhân 61", và...

195 cư dân chung cư Hòa Bình đều âm tính COVID-19

Ngày 19-3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết toàn bộ 195 người tiếp xúc với bệnh nhân...

Mũ che mặt 'chống dịch COVID-19' tại TP Hồ Chí Minh đắt hàng, nhưng không chắc ngăn được virus

Sau những chiếc khẩu trang y tế, nước rửa tay... "phát sốt", nhiều người dân TP Hồ Chí Minh lại...

Tin mới nhất

Khi hai đứa trẻ ấy gọi mẹ rồi chạy ra ôm chầm lấy người yêu mình, tôi yêu cầu được...

6 giờ trước

Bất ngờ với món tiền 50 triệu từ người đàn bà bí ẩn để lại, tôi mở camera xem thì...

6 giờ trước

Vợ viện cớ sốt cao không về giỗ bố chồng, xem qua camera và chứng kiến việc vợ làm ở...

6 giờ trước

Khi cậu em chồng đưa bạn gái về ra mắt, tôi trả đũa bằng câu nói khi xưa của chính...

7 giờ trước

Chỉ đến khi nhặt được tuýp thuốc bôi ngoài da trong góc tủ phòng ngủ, tôi mới biết lý do...

7 giờ trước

Khi dược sĩ cầm viên thuốc của chồng tôi và giải thích về công dụng, tôi hoảng loạn rồi suy...

7 giờ trước

Ngay cả khi nhắm mắt lại, tôi vẫn bị ám ảnh bởi khuôn mặt của cô chuyên viên trang điểm...

8 giờ trước

Ngày cưới của bạn thân, chỉ với một tin nhắn ngắn gọn, tôi đã khiến chú rể bỏ chạy khỏi...

8 giờ trước

Về quê thăm người yêu để tạo sự bất ngờ, nhưng tôi lại phát hiện ra một sự thật kinh...

8 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình