Thời tiết càng lúc nóng lên thúc dục bạn tìm tới những thức uống mát lạnh. Một bác sĩ y học cổ truyền người Trung Quốc khuyên rằng không nên uống nước lạnh trong khi các bác sĩ y học phương Tây lại cho rằng điều này là bình thường.
Cùng với những lo ngại về sự nóng lên của trái đất, các chuyên gia sức khỏe với những cách tiếp cận của mình đã đưa ra những lời khuyên khác nhau để đối phó với sự nóng bức. Bác sĩ y học cổ truyền Anita Pee nói: “Sử dụng thức ăn, đồ uống lạnh trong điều kiện thời tiết như thế này có thể làm tăng độ ẩm trong cơ thể và gây kích thích đường tiêu hóa dẫn tới đau dạ dày và ruột.” Bà cho rằng đồ ăn, thức uống lạnh có thể gây sức ép cho hệ tiêu hóa vì cơ thể phải làm việc nhiều hơn để tăng nhiệt độ của. Vì vậy chúng ta nên sử dụng thực phẩm và đồ uống ở nhiệt độ phòng hoặc còn ấm. Bà Vasanthi Pillay, chủ tịch hiệp hội Ayurveda của Singapore cho biết: Trong Ayurveda (hệ thống y học Ấn Độ ) người ta cho rằng đồ ăn thức uống lạnh là không tốt đối với hệ tiêu hóa và con người nên sử dụng chúng ở nhiệt độ phòng.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ Tây học tin rằng việc uống đủ nước mới là yếu tố quan trọng hơn khi trời nóng. Bà Lynette Goh, một chuyên gia dinh dưỡng của bệnh viện đa khoa quốc gia chỉ ra rằng:” Nếu uống nước lạnh có thể kích thích bạn uống nhiều nước hơn thì nên làm vậy.” Bà nói thêm rằng, uống nước lạnh có thể làm mát co thể tốt hơn trong khí hậu nóng ẩm.
Ông Lim Kai Hung, bác sĩ gia đình tại trung tâm y tế Life Scan cho biết việc đổ mồ hôi khi trời nóng có thể làm cơ thể mất nước rất nhiều do đó bổ sung nước là điều vô cùng quan trọng. Khi cơ thể không đủ khả năng chống chọi với nền nhiệt cao thì nguy cơ đột quỵ vì nóng rất dễ xảy ra. Ông cho biết thức uống không chứa cafein có thể bổ sung muối khi cơ thể bị mất do đổ mồ hôi. Bác sĩ Lim còn cho rằng có sự phụ thuộc giữa cân nặng cơ thể với lượng nước cần hấp thụ. Nhưng một thước đo dễ dàng sử dụng hơn đó là nước tiểu. Ông cho biết:“ vàng nhạt là mà nước tiểu lý tưởng.”
Bà God khuyên mọi người nên ăn thực phẩm chứa nhiều nước như cải bắp, dưa chuột, rau diếp, cà chua, dâu tây, dưa hấu và trái cây có múi để giảm nóng. Bà còn đề nghị nên để vài lát cam, quýt vào nước lạnh và hạn chế sử dụng cà phê, trà, rượu, nước giải khát có chứa cafein vì chúng có các chất khử nước. Cả hai nền y học cổ truyền Ấn Độ và Trung Quốc đều tỏ ra không đồng tình với việc sử dụng đồ lạnh trong thời tiết nóng.
Trong suốt khoảng thời gian tiết trời nóng bức, các bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc khuyên bạn không nên ăn các thức ăn nóng như đồ cay, chiên, thực phẩm nhiều dầu mỡ. Thay vào đó nên sử dụng thực phẩm có tính chất “làm mát” như lúa mạch, hoa cúc, mía, đậu xanh... Tuy nhiên, bà Pee cảnh báo rằng những người có lá lách hoặc hệ tiêu hóa yếu nên tránh xa các thực phẩm “làm mát” vì nó gây suy yếu các bộ phận này.
Tương tự ý kiến trên, Ayurvedic cũng cho rằng thực phẩm “làm mát” có thể gây bất lợi cho những người bị yếu đưởng ruột. Theo nguyên tắc Ayurvedic, khi tiết trời trở nên ấm áp thì nhiệt độ cơ thể cũng theo đó tăng lên. Vì vậy, đối với những người khỏe mạnh nói chung, Ayurveda khuyên mọi người nên sử dụng thực phẩm ngọt tự nhiên như dưa hấu, nho, và thực phẩm đắng như cần tây, bông cải xanh để “làm mát” cơ thể. Đồ uống “làm mát” cơ thể bao gồm dừa non và sữa bơ. Bà Pillay còn cho biết thêm một số loại thực vật như rau thìa là, rau mùi không chỉ có tác dụng “làm mát” mà còn có khả năng cải thiện hệ tiêu hóa. Nhà tư vấn ẩm thực Aziza Ali người Malay, 66 tuổi nói: “dừa non là thức uống rất phổ biến ở Malay khi trời nóng ”. Ngoài ra bà còn cho biết nước húng quế cũng là một lựa chọn tuyệt vời để làm dịu cơ thể. Bên cạnh đó, một số loại salad có chứa dưa chuột, cà chua, dứa và các món súp cá có mộ thành phần từ me, nước chanh, tôm rất được ưa chuộng khi thời tiết oi nóng. Bà Aziza cho rằng:” những loại thực phẩm này rất phổ biến khi trời nóng vì chúng dịu, không cay, nồng như cà ri.”
Nguồn: shape