Phụ Nữ Sức Khỏe

Đừng ăn cơm bằng loại bát đũa này nếu không muốn bệnh ung thư tìm đến

Bát đũa là thứ trực tiếp tiếp cận với đồ ăn, nếu như không sạch sẽ hoặc được làm bằng nguyên liệu nguy hiểm thì có thể truyền mầm bệnh, độc tố vào cơ thể dễ dàng.

Người ta vẫn thường nói "bệnh từ miệng mà vào", nếu không muốn mắc bệnh thì nên đảm bảo an toàn trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến việc chọn thực phẩm mà ít khi để ý đến việc chọn dụng cụ ăn uống như bát, đũa...

Trong khi đó, bát đũa là thứ trực tiếp tiếp cận với đồ ăn, nếu như nó không sạch sẽ hoặc được làm bằng nguyên liệu nguy hiểm thì có thể truyền mầm bệnh, độc tố vào cơ thể dễ dàng.

1 loại bát không nên dùng vì có thể giải phóng formaldehyde

Bát giả sứ là loại bát không nên sử dụng, tuy nó nhẹ, ít bị vỡ và có giá rẻ hơn so với bát sứ thật. Thành phần chính của bát giả sứ là nhựa melamine. Nhựa melamine không chịu được nhiệt độ cao, nếu được đun sôi trong dầu nóng ở nhiệt độ 200°C trong 10 phút, một phần nhựa melamine có thể bị phân hủy và tạo ra các chất độc hại như melamine và formaldehyde.

Một số loại bát melamine kém chất lượng còn nguy hiểm hơn, chúng sử dụng nhựa urê-formaldehyde thay vì nhựa melamine. Loại nhựa này độc hại hơn và có tốc độ giải phóng formaldehyde cao hơn.

Formaldehyde đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp vào loại "chất gây ung thư cấp độ 1". Tiếp xúc lâu dài với liều lượng lớn có thể gây đột biến gen, làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu, ung thư hạch, ung thư vòm họng, ung thư não...

Trước đó, chương trình "News Truth" của Mango Channel đã tiến hành thí nghiệm "về lượng formaldehyde thải ra từ bát sứ giả". Họ phát hiện ra rằng formaldehyde thải ra từ bát sứ giả giá rẻ, kém chất lượng đã vượt quá nồng độ tối đa mà cơ quan quản lý nhà nước cho phép. 

Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bát sứ giả hoàn toàn không thể sử dụng được. Chỉ cần bạn chọn sản phẩm đã được kiểm định về độ an toàn thì bạn có thể tiếp tục dùng. Nhưng lưu ý không nên mua bát sứ giả có hoa văn quá nhiều vì lớp sơn này có thể chứa kim loại nặng, và thôi nhiễm qua đồ ăn.

Ngoài ra, trước khi sử dụng bát sứ giả, bạn có thể ngâm bát trong nước sôi nửa giờ, khi thấy nước trong bát đổi màu, bát bị phồng rộp, nứt nẻ hoặc có mùi hăng thì tốt nhất không nên sử dụng.

Hãy nhớ rằng bát melamine không nên dùng để đựng thức ăn nóng, hoặc không được cho vào lò vi sóng, lò nướng để hâm lại thức ăn.

Nên chọn loại đũa nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chất liệu làm đũa khác nhau như inox, nhựa, tre... Vậy nên chọn loại đũa nào?

1. Đũa inox: Thuận tiện khi làm sạch và dễ khử trùng. Tuy nhiên, do vấn đề chất liệu nên nó tương đối nặng và trơn, gây bất tiện khi dùng. Khi mua đũa inox, hãy cẩn thận không chọn thông số kỹ thuật 201. Loại thép không gỉ này chứa tỷ lệ niken thấp, khả năng chống ăn mòn kém và cũng có thể chứa quá nhiều kim loại nặng.

2. Đũa nhựa: Gọn nhẹ, nhiều kiểu dáng, không dễ gãy, nhiều gia đình mua về cho trẻ em sử dụng. Tuy nhiên, chất liệu nhựa dễ bị biến dạng, thậm chí nóng chảy khi tiếp xúc với nhiệt độ cao nên không nên sử dụng thường xuyên.

3. Đũa gốm: Nhìn đẹp, cầm chắc tay, ít có khả năng sinh sản vi khuẩn trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại dễ vỡ.

4. Đũa tre: Được làm từ tre tự nhiên, nhìn chung không độc hại, nhẹ, dễ sử dụng và không dễ gãy. Tuy nhiên, một số loại đũa tre có lớp sơn màu bên ngoài thì không nên dùng. Bởi lớp sơn này có thể chứa các chất gây ung thư như chì.

Thêm vào đó, đũa che nếu dùng lâu dài dễ sinh ra nhiều vi khuẩn, bao gồm Staphylococcus aureus và Escherichia coli, có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy...

5. Đũa gỗ: Đũa gỗ có lẽ là loại đũa được sử dụng phổ biến trong hầu hết các gia đình, tuy nhiên khi dùng đũa gỗ bạn nên hết sức thận trọng vì nó dễ sản sinh nấm mốc trong thời tiết ẩm ướt. Nấm mốc có thể chứa aflatoxin, đây là độc tố gây ung thư gan.

Từ góc độ vệ sinh và sức khỏe, đũa kim loại được đánh giá là loại đũa lành mạnh và dễ vệ sinh nhất. So với đũa tre và đũa gỗ, đũa kim loại thường được làm bằng thép không gỉ, hạn chế được lượng vi khuẩn bám dính.

Theo Bảo Nam/Phụ Nữ Việt Nam

Tin liên quan

Bé gái 1 tuổi nổi đầy nốt rộp, đau đớn dữ dội, suýt tử vong vì nụ hôn nguy hiểm...

Cô bé đã phải nằm viện 4 ngày sau khi bị một người họ hàng hôn lên miệng.

Đánh răng 1 lần/ngày có sao không?

Các bác sĩ thường khuyến cáo nên đánh răng mỗi ngày 2 lần, vậy đánh răng 1 lần/ngày có sao...

Tác hại của nhảy dây sai kỹ thuật bạn cần biết

Nhảy dây với cường độ phù hợp sẽ cho người tập cơ thể dẻo dai, săn chắc, nhưng nếu...

Đạp xe vào lúc nào tốt cho sức khỏe?

Đạp xe là một trong những cách tốt nhất để cải thiện lối sống của bạn, vậy nên đạp xe...

Ngủ trưa quá 30 phút có tác hại gì?

Giấc ngủ trưa giúp bạn giảm bớt căng thẳng, cải thiện chức năng bộ nhớ, nhưng thời gian ngủ trưa...

Phát hiện giun dài 10cm ngo ngoe khi đang nội soi

Khi đang nội soi đại tràng cho người bệnh, bác sĩ giật mình thấy vật thể lạ màu trắng...

Chăm chỉ uống loại 'nước thần' này trong thời gian ở cữ, mẹ bỉm sữa mọc tóc 'như nấm', da...

Sau sinh có lẽ việc rụng tóc và táo bón là ác mộng của rất nhiều mẹ bỉm sữa nhưng...

Tin mới nhất

Hồ Văn Cường nhận 'mưa lời khen' vì hành động đặc biệt dành cho người thầy Ngọc Sơn nhân ngày...

4 giờ trước

Chuyên gia chỉ ra 7 bí quyết để chữa trị da khô tại nhà vào mùa đông nếu không đủ...

4 giờ trước

Trước khi ra đi đột ngột ở tuổi 50, nhạc sĩ Xuân Phương giấu kín việc bị bệnh: Diva Mỹ...

4 giờ trước

Nhận lời mời quay trở lại sân khấu cùng Cát Phượng, Hoài Linh có thái độ bất ngờ, nhắc đến...

4 giờ trước

Bé gái 10 tuổi lên cơn co giật, tử vong thương tâm do nhiễm amip ăn não người sau khi...

4 giờ trước

Bạn trai Nam Em lên tiếng về những 'phốt' ồn ào trong quá khứ: 'Có sai tôi nhận sai, có...

4 giờ trước

Màn trở lại với Nhất Niệm Quan Sơn sau 3 năm vắng bóng của Lưu Thi Thi được khen nức...

4 giờ trước

Những điều cần biết về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: 'Kẻ giết người thầm lặng' lúc giao mùa

4 giờ trước

Hari Won nhận xét về 'tay nghề' của Trấn Thành khi quay clip nhảy cho mình, thốt lên đúng 2...

5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình