Ngộ độc thực phẩm không chỉ đơn thuần là các dấu hiệu bệnh như đau bụng, tiêu chảy, nôn vọt. Nó còn có thể gây ra bệnh viêm khớp và các triệu chứng thần kinh như nhức đầu, chóng mặt, khó thở, đau cơ...
Dưới đây là một số hiểu lầm thường gặp về ngộ độc thực phẩm, nếu không thay đổi những thói quen này, con trẻ có thể trở thành nạn nhân của chúng, nhất là gần đây vấn nạn ngộ độc ở trẻ nhỏ lại đang là tâm điểm.
Ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ người bệnh. Hạn chế những hiểu lầm thường gặp về ngộ độ thực phẩm giúp bạn phòng tránh đúng cách, đảm bảo sức khoẻ cho cả gia đình. Dưới đây là một số hiểu lầm thường gặp về ngộ độc thực phẩm.
Chủ quan từ tư tưởng
Đây là một trong số những hiểu lầm thường gặp về ngộ độc thực phẩm rất nghiêm trọng. Bởi bất cứ ai cũng có thể gặp phải bệnh này dù bạn cẩn thận đến đâu.
Theo thống kê của các chuyên gia thì ngộ độc thực phẩm là chứng bệnh thường gặp ở Mỹ. Một quốc gia nổi tiếng về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, trung bình cứ 6 người Mỹ thì có 1 người bị ngộ độc.
Tại Việt Nam, tính đến hết tháng 5 năm 2020 cả nước đã ghi nhận 48 vụ ngộ độc thực phẩm. Số ca bệnh phải nhập viện là hơn 870 người, trong đó có 17 trường hợp tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm chủ yếu là do vi sinh vật, độc tố tự nhiên và hoá chất độc hại.
Nhiều người cho rằng những triệu chứng của ngộ độc chỉ là đau bụng bình thường, vài ngày sẽ hết nhưng thực tế việc ngộ độc có thể không đến liền như một số trường hợp, tốt nhất ngay khi thấy con trẻ có biểu hiện của ngộ độc, cha mẹ cần đưa các bé tới cở sở thăm khám gần nhất.
Hiểu lầm thường gặp về ngộ độc thực phẩm khi cho rằng bị ngộ độc cho thức ăn của bữa cuối cùng
Sự thật là, vi khuẩn có hại sẽ tồn tại lâu hơn trong vài giờ và nó khiến trẻ khó chịu. Do đó, khi bị ngộ độc thực phẩm cha mẹ đừng vội đổ lỗi cho các món ăn trong bữa cơm cuối cùng. Bởi một số món trẻ ăn từ bữa trước có thể chính là nguyên nhân gây ngộ độc.
Cha mẹ có thể cân nhắc tình trạng của con mình thông qua các dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn. Đó có thể là dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm do các món ăn từ đêm hôm trước. Thậm chí có thể là món ăn nào đó cách đây hai ngày.
Cho rằng các triệu chứng ngộ độc thực phẩm luôn giống nhau
Đây là hiểu lầm thường gặp về bệnh thuỷ đậu khi phụ huynh chưa tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào mầm bệnh bị nhiễm.
Chẳng hạn như, chủng vi khuẩn Clostridium perfringens thường sản xuất ra chất độc gây tiêu chảy liên tục. Triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện trong vòng 8 - 12 giờ sau khi ăn. Một số thực phẩm có thể chứa mầm bệnh như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm...hoặc thực phẩm khô đã qua sơ chế.
Rửa thịt dưới vòi nước có thể loại bỏ vi khuẩn gây ngộ độc
Nhiều người cho rằng rửa thịt dưới vòi nước trước khi chế biến có thể loại bỏ được bất cứ tác nhân gây ngộ độc thực phẩm nào.
Nhưng thực tế thì không phải vậy, vi khuẩn tồn tại bên trong thịt sống có thể lây nhiễm ra các vật dụng như bồn rửa, bàn bếp... Khi bạn sử dụng các vật dụng để rửa, thái thực phẩm khác khiến chúng bị nhiễm bệnh.
Do đó, thay vì rửa thịt dưới vòi nước các mẹ hãy cho vào chậu riêng. Sau khi rửa xong nhớ vệ sinh tay và các dụng cụ liên quan thật sạch sẽ.
Ăn lại thức ăn cũ miễn là hâm lại chúng không gây ngộ độc thực phẩm
Nếu không muốn bị bệnh thì phụ huynh cần loại bỏ ngay thói quen này. Một số vi khuẩn như Staphylococcus và Bacillus cereus s ản xuất ra độc tố không bị phá huỷ khi hâm lại. Độc tố có thể tồn tại ở nhiệt độ cao. Khi bạn ăn chúng sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Do đó, bạn không nên ăn thức ăn để ngoài quá 2 giờ nếu không được bảo quản đúng cách.