Phụ Nữ Sức Khỏe

Tự tử ở trẻ vị thành niên - Dấu hiệu cảnh báo nào cho các bậc cha mẹ?

Những ngày gần đây, sự việc nam sinh cấp 3 tử vong do nhảy từ tầng 28 chung cư tại Hà Nội đã khiến dư luận bàng hoàng tiếc thương. Sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc cha mẹ cũng như tất cả mọi người về những áp lực, những vấn đề tâm lý mà giới trẻ hiện nay gặp phải.

   Theo dữ liệu từ ​​Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (NIMH) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) năm 2020, tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở những người trong độ tuổi từ 10 đến 24. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics đã so sánh các đặc điểm và yếu tố dẫn đến tự tử giữa trẻ em tiểu học (5-11 tuổi) và thanh thiếu niên (12-14 tuổi). Kết quả chỉ ra rằng trẻ em tử vong do tự tử thường gặp các vấn đề về mối quan hệ với gia đình và bạn bè. Cả hai nhóm đều có khả năng bị rối loạn sức khỏe tâm thần. Trong khi thanh thiếu niên có nhiều khả năng bị trầm cảm hoặc rối loạn nhịp tim thì trẻ em có nhiều khả năng bị rối loạn thiếu tập trung, có hoặc không có chứng tăng động.

Dấu hiệu cảnh báo tự tử ở trẻ em

1. Những thay đổi trong hành vi cơ bản

Hãy lưu ý nếu nhận thấy những thay đổi về hành vi không thường xảy ra. Mặc dù hành vi tự tử thường đi kèm với các triệu chứng trầm cảm, bạn cũng có thể nhận thấy những dấu hiệu qua sự thay đổi sau:

  • Thay đổi thói quen ngủ (quá nhiều, quá ít, mất ngủ hoặc thức đêm)
  • Thay đổi thói quen ăn uống (ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít)
  • Xa cách gia đình và bạn bè (cách ly xã hội)
  • Các triệu chứng tâm thần: đau đầu, đau bụng, các cơn đau nhức khác mà không thể giải thích được lý do.

2. Những thay đổi ở trường

Việc trẻ trải qua những thăng trầm, khó khăn trong quá trình học tập là điều hoàn toàn bình thường, nhưng một hành vi thay đổi tiêu cực có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ cần được giúp đỡ.

  • Giảm kết quả học tập
  • Giảm tương tác với giáo viên và các bạn ở trường
  • Thiếu quan tâm đến trường học
  • Từ chối học
  • Mất hứng thú với các hoạt động bình thường hàng ngày (chơi, thể thao, hoạt động ngoại khóa)

3. Bận tâm về cái chết

Đôi khi trẻ em nghĩ về cái chết, đặc biệt là khi chúng đang gặp phải mất mát hoặc nghe thấy những tin tức bi thảm. Mối quan tâm đến cái chết, nghiên cứu các cách để chết hoặc nói về cái chết của chính mình có thể là những dấu hiệu báo động. Hãy để ý những dấu hiệu cảnh báo sau:

  • Những câu hỏi thường gặp về cái chết hoặc tìm cách chết
  • Nói về cái chết hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu bản thân chết đi (ví dụ: “Bạn sẽ không nhớ tôi khi tôi chết, tôi ước tôi đã chết, tôi sẽ không làm phiền bạn nữa khi tôi đi.”)

4. Cảm giác tuyệt vọng

Những đứa trẻ có ý định tự tử có thể thể hiện cảm giác tuyệt vọng về tương lai. Hãy chú ý khi nghe thấy các em nói những điều thể hiện sự bất lực, không thể làm gì để giải quyết vấn đề và cảm thẩy không ai có thể giúp đỡ mình.

5. Di chúc trẻ em

Một số các em sẽ cho đi “tài sản” yêu thích của mình hoặc sẽ nói với cha mẹ, anh chị em, bạn bè rằng ai nên nhận những “tài sản” đó.  Mặc dù cha mẹ có thể cảm thấy các em chỉ đang đùa hay suy nghĩ lung tung, nhưng điều này cùng với một số thay đổi trong thái độ khác có thể báo hiệu rằng các em đang có ý định tự tử.

6. Viết hoặc vẽ về cái chết hoặc tự tử

Trẻ nhỏ thường diễn đạt những cảm xúc mãnh liệt bằng lời nói, nhưng đôi khi các em cũng viết hoặc vẽ để thể hiện cảm xúc. Nên lưu ý các bài thơ, câu chuyện hoặc bức tranh miêu tả cảnh tự tử hoặc các tác phẩm và tranh vẽ thường xuyên về cái chết.

7. Những thay đổi đáng kể trong tâm trạng

Nếu con bạn đột ngột chuyển từ trạng thái bình tĩnh, vui vẻ sang hung hăng, hoàn toàn thu mình hoặc rất lo lắng, thì bạn nên quan tâm, chú ý đến con nhiều hơn.

    Ngoài những dấu hiệu cảnh báo trên, cũng có một số dấu hiệu thể hiện nguy cơ trẻ tự tử, chẳng hạn như:

  • Từng cố gắng tự tử trước đây (bất kể mức độ nghiêm trọng như thế nào)
  • Trải qua mất mát (điều này có thể bao gồm đau buồn và mất mối quan hệ do ly hôn hoặc gia đình bất hòa)
  • Bị bắt nạt trong thời gian dài
  • Tiền sử gia đình từng tự tử hoặc cố gắng tự sát
  • Bạo lực hoặc chứng kiến ​​bạo lực
  • Tiếp cận súng cầm tay
  • Bốc đồng
  • Từ chối gay gắt
  • Cảm giác tuyệt vọng
  • Cảm thấy bản thân như một gánh nặng

Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong hành vi, thái độ của  trẻ, cha mẹ nên quan tâm, lắng nghe và trò chuyện với con để tìm ra vấn đề. Bạn nên lắng nghe con một cách cởi mở và thể hiện sự đồng cảm với con.

Ngọc Minh (Dịch theo Psycom)

Tin liên quan

Nghi vấn mẹ giết con rồi tự tử trong Trung tâm Y tế Chí Linh

Người mẹ và con trai 2 tuổi đang điều trị Covid-19 được phát hiện tử vong trong căn phòng khóa...

Rùng mình cảnh tượng nam thanh niên LAO ĐẦU vào tàu hỏa tự tử, phản ứng ‘XUẤT THẦN’ của cảnh...

Đoạn video từ camera an ninh tại sân ga Vitthalwadi ở Kalyan, Ấn Độ ghi lại hôm 23/3 cho thấy...

Những di chứng hậu COVID-19 ở trẻ em và cách phòng tránh

Hậu COVID-19 (COVID kéo dài) là một thuật ngữ chung bao hàm các triệu chứng sức khỏe thể chất và...

3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em và những hậu quả khó tránh khỏi

Dậy thì sớm ở trẻ đang là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm… vì nhiều trường hợp dậy...

Phong cách nuôi dạy con phổ biến tác động sâu sắc đến tâm lý của trẻ

Phong cách giáo dục của cha mẹ thường diễn ra đồng thời và song song với sự phát triển của...

Cha mẹ nghiêm khắc và ít thể hiện tình cảm có thể khiến trẻ hình thành tâm lý chống đối...

Có phải bạn nghiêm khắc với con mình vì nghĩ rằng đó là cách tốt nhất để chúng có kỷ...

7 vấn đề tâm lý ai cũng cần phải giải quyết trước khi quyết định có con

Theo một nghiên cứu, các vấn đề tâm lý về lòng tự trọng, những rắc rối trong sự nghiệp, thậm...

Tin mới nhất

Anh ruột tài năng, ít người biết của Bằng Kiều đau đớn vì căn bệnh nhiều người Việt mắc phải,...

3 giờ trước

Sai lầm khi sử dụng điều hòa khiến bệnh hô hấp mãi gia tăng, nhất là điều số 3 cần...

3 giờ trước

Uống bao nhiêu rượu có thể gây hại cho gan?

3 giờ trước

Ngừa bệnh thường gặp do nắng nóng

3 giờ trước

Xác định liên hệ chết người giữa vi khuẩn miệng và ung thư

3 giờ trước

Nhìn mọi vật theo cách này, 12 năm sau coi chừng bệnh nan y

3 giờ trước

Bảy cách đơn giản để bạn sống lâu thêm 4-10 năm

3 giờ trước

Điểm mặt những thói quen gây hại cho răng

9 giờ trước

Duy trì 5 thói quen trước khi đi ngủ, cả đời nàng không phải lo về nhan sắc

9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình