Phụ Nữ Sức Khỏe

Triệu chứng của bệnh thận giai đoạn 3

Bệnh thận giai đoạn 3 bắt đầu có các triệu chứng như mệt mỏi, phù tay, chân, da khô… nếu điều trị sớm có thể giúp kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.

Trong 5 giai đoạn bệnh thận mạn tính (CKD), giai đoạn 3 là giai đoạn giữa của bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm eGFR, một loại xét nghiệm máu để đo chức năng của thận. GFR là chỉ số ước tính về lượng (máu) mà thận có thể lọc trong thời gian một phút, từ đó giúp chẩn đoán được bệnh đang ở giai đoạn nào.

Bệnh thận giai đoạn 3 chia làm 2 giai đoạn nhỏ: 3a và 3b, với mức tổn thương thận từ nhẹ đến trung bình. Thông thường, ở giai đoạn 3a, chỉ số eGFR dao động trong khoảng 45–59 và 30-44 với giai đoạn 3b. Điều này có nghĩa thận không lọc chất thải và chất lỏng tốt như bình thường.

Triệu chứng

Đây là giai đoạn bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh đầu tiên. Thực tế, nhiều người chỉ phát hiện ra mình mắc bệnh thận mạn tính khi phát hiện các triệu chứng ở giai đoạn 3. Các triệu chứng bệnh phổ biến ở giai đoạn này như sưng ở bàn tay, bàn chân, mệt mỏi hoặc cảm thấy yếu, da khô, ngứa, đau ở lưng dưới, bị chuột rút cơ bắp, khó ngủ, đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có bọt hoặc có màu sẫm...

Hiện tượng giữ nước trong cơ thể khiến người bệnh thận giai đoạn 3 bị sưng phù, tay, chân. Ảnh: Pexels

Biến chứng

Ở giai đoạn này, thận đang dần mất chức năng lọc máu, khi đó chất thải và chất lỏng có thể tích tụ trong cơ thể và gây ra các vấn đề như huyết áp cao, tim mạch, giảm sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh, gây tình trạng thiếu máu, ảnh hưởng tới chuyển hóa xương, có thể dẫn đến gãy xương...

Ngoài ra, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh dễ tiến triển đến giai đoạn 4 và giai đoạn 5 (suy thận giai đoạn cuối), giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh thận mạn tính.

Khi nào cần đến bệnh viện?

Việc đi thăm khám khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh trong giai đoạn 3 là điều quan trọng. Bên cạnh đó, người bệnh đã được chẩn đoán giai 1 hoặc 2 cũng cần thăm khám định kỳ để theo dõi triệu chứng cũng như chỉ số GFR.

Người bệnh thận mạn giai đoạn 3 đôi khi không hề có bất kỳ dấu hiệu nào trước đó cho tới khi được phát hiện, vì thế, việc thăm khám định kỳ cũng vô cùng quan trọng.

Bệnh thận giai đoạn 3 sống được bao lâu?

Tuổi thọ ở bệnh nhân bị thận mạn tính phụ thuộc vào độ tuổi được chẩn đoán và mức độ tổn thương của thận. Ở độ tuổi cao hơn, người bệnh CKD 3 càng có cơ hội sống ngắn hơn. Chẳng hạn, nam giới được chẩn đoán bệnh thận giai đoạn 3 ở tuổi 65 có tuổi thọ trung bình là 76. Tỷ lệ eGFR càng cao, tuổi thọ người bệnh càng cao.

Điều trị

Mặc dù tổn thương thận thường không thể hồi phục nhưng việc điều trị y tế và duy trì lối sống lành mạnh có thể làm chậm sự tiến triển bệnh CKD. Với phương pháp điều trị thích hợp, người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng, không tiến triển đến giai đoạn 4 hoặc 5 của suy thận.

Điều trị y tế: Điều trị các tình trạng cơ bản có nguy cơ gây ra suy thận bao gồm: béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim, bệnh tự miễn (lupus, bệnh thận IgA), viêm gan C..

Chế độ ăn: Giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa tổn thương thận. Thay đổi chế độ ăn uống bao gồm: hạn chế muối, mua thực phẩm tươi và nấu chín, hạn chế dung nạp thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn, thêm trái cây, rau, đậu, cá, sữa ít béo, thịt nạc và thịt gia cầm không da vào chế độ ăn uống, tránh thức ăn chiên hoặc đồ nướng...

Lối sống: Tăng cường tập thể dục, ngủ đủ giấc, không hút thuốc, kiểm soát stress, căng thẳng...

Chung sống với bệnh thận mạn tính có thể mất nhiều thời gian, công sức nhưng việc tuân theo kế hoạch điều trị từ bác sĩ có thể giúp ngăn bệnh tiến triển sang các giai đoạn nguy hiểm.

Theo Bảo Bảo/VnExpress

Tin liên quan

4 thói quen ăn uống phá hủy thận trong âm thầm, đừng dại ăn nhiều kẻo hối không kịp!

Những thói quen dưới đây tuy nhỏ nhưng lại có thể sớm phá huỷ thận, nhất là điều thứ 2...

Hãy cẩn thận khi sử dụng tai nghe trong thời gian dài! Bệnh viêm tai ngoài (otitis externa) là gì?

Với sự lan rộng của các cuộc họp từ xa và làm việc từ xa, có lẽ sẽ có nhiều...

Âm thầm như ung thư thận

Y khoa hiện không xác định được nguyên nhân chính xác gây ung thư thận mà chỉ có các yếu...

Người tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh thận có nên ăn nhạt tuyệt đối?

Nhiều người bệnh tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh thận vì lo lắng ăn mặn có hại cho thận nên...

Căn bệnh phá hỏng tim, thận, mắt đang gia tăng số ca mắc do lối sống hiện đại

Đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng 'tàn phá' cơ thể và kiểm soát đường huyết là...

Xét nghiệm thấy điều này, cẩn thận đột quỵ trước 60 tuổi

Một xét nghiệm đơn giản và "xưa như Trái Đất" có thể giúp bạn ước lượng nguy cơ gặp phải...

Thói quen xấu khiến nhiều người mắc ung thư thận lúc nào không hay

Theo các chuyên gia, thói quen hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ mắc rất nhiều loại ung thư,...

Tin mới nhất

Khó ngủ vào ban đêm làm nhiều người mệt mỏi, các chuyên gia bật mí một phương pháp cực hiệu...

6 giờ trước

Suýt mất thị lực vĩnh viễn sau khi phun xăm chân mày, cô gái sợ hãi đến bệnh viện

6 giờ trước

Bệnh tay chân miệng đang vào đỉnh dịch: 2 dấu hiệu 'báo động đỏ' cần đưa trẻ đến bệnh viện...

6 giờ trước

Chuyên gia chỉ ra cách chữa trị hiệu quả nhất đối với những người viêm mũi dị ứng

12 giờ trước

Cảnh báo gan nhiễm mỡ: Sưng tấy ở những bộ phận cơ thể này có thể là dấu hiệu bệnh...

12 giờ trước

'Đèn đỏ' có thể gây đau đầu, ảnh hưởng tâm trí và còn gì nữa?

19 giờ trước

Vì sao người ngủ ngáy luôn nói họ không ngáy?

19 giờ trước

Kiểu áo blouse 'bánh bèo' giúp bạn gái ghi điểm tuyệt đối vì xinh đẹp, thời thượng như tiểu thư

19 giờ trước

Cách bôi kem dưỡng mắt theo hình chữ S: Mẹo ít ai biết giúp chị em U40 trẻ ra chục...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình