Theo thông tin từ Báo Chính Phủ trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, biến thể XBB của virus SARS-CoV-2 đã lây lan ở hơn 70 quốc gia. Gần đây, biến thể phụ XBB.1.5 gây đợt bùng phát dịch mới ở Mỹ, ghi nhận tỉ lệ mắc biến thể này tăng từ 4% lên 41%. Ở nước ta, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể XBB tại tỉnh Tây Ninh và TPHCM.
Từ tháng 10/2022, biến thể XBB được ghi nhận trên thế giới và đến nay đã lây lan ở hơn 70 quốc gia. Gần đây, biến thể phụ XBB.1.5 đang gây đợt bùng phát dịch mới ở Mỹ, ghi nhận tỉ lệ mắc biến thể này tăng từ 4% lên 41%, trong đó gần nửa số ca mắc là do biến thể phụ XBB.1.5 gây ra.
Tổ chức WHO dự báo, chủng XBB và XBB.1.5 sẽ dần chiếm ưu thế so với các chủng phụ của Omicron khác trong thời gian tới.
Theo các chuyên gia y tế trên thế giới, biến thể XBB có khả năng tránh miễn dịch và lây lan nhanh hơn so với các biến thể khác của Omicron, tuy nhiên vaccine phòng COVID-19 hiện tại vẫn có thể phòng khả năng diễn biến tình trạng bệnh nặng, tử vong.
Ở nước ta, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể XBB tại tỉnh Tây Ninh và TPHCM. Tuy nhiên, tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam cơ bản được kiểm soát, tỉ lệ mắc và tử vong do dịch COVID-19 giảm mạnh; bao phủ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thuộc nhóm các quốc gia có tỉ lệ cao nhất trên thế giới. Tính đến hết ngày 4/1/2023, Việt Nam đã triển khai tiêm chủng được trên 265 triệu liều vaccine phòng COVID-19 an toàn cho người dân từ 5 tuổi trở lên.
Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới, tình hình dịch COVID-19 sẽ diễn biến phức tạp; các biến chủng, biến thể phụ của virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi; miễn dịch do tiêm vaccine giảm dần theo thời gian, cùng với việc mở cửa, nới lỏng các chính sách phòng, chống dịch của một số nước trong khu vực sẽ dẫn đến nguy cơ số trường hợp mắc COVID-19 gia tăng.
Triệu chứng COVID-19 thường gặp khi mắc biến thể XBB.1.5
Theo Sức khỏe và đời sống, tính tới thời điểm hiện nay, có vẻ như biến thể XBB.1.5 không gây ra triệu chứng khác biệt so với các chủng COVID-19 gần đây.Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ, các triệu chứng COVID-19 thường gặp bao gồm:
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Ho
- Thở gấp hoặc khó thở
- Mệt mỏi
- Đau cơ hoặc đau người
- Đau đầu
- Mất vị giác hoặc mất mùi
- Viêm họng
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Tiêu chảy
Theo nghiên cứu sức khỏe ZOE, dự án gồm các nhà khoa học từ BVĐK Massachusetts, Trường Y tế công Harvard, trường Đại học King’s College London, Trường Đại học Y Stanford và app sức khỏe ZOE, các triệu chứng COVID-19 phổ biến nhất gần đây (bao gồm các biến thể mới của Omicron, trong đó có XBB.1.5) bao gồm:
- Viêm họng
- Sổ mũi
- Nghẹt mũi
- Hắt xì hơi
- Ho không có đờm (ho khan)
- Đau đầu
- Ho có đờm
- Khàn giọng
- Đau nhức cơ bắp
- Thay đổi khứu giác
Cần làm gì để phòng tránh bệnh?
Theo các nhà khoa học, những thuốc kháng virus khác chẳng hạn như thuốc điều trị COVID-19 Paxlovid vẫn hiệu quả trước Omicron XBB và XBB.1.5.
- Tiêm vắc xin đầy đủ: TS. Schaffner cho hay, để bảo vệ bản thân trước các biến thể mới XBB và XBB.1.5, hãy đảm bảo bạn đã tiêm chủng COVID-19 đầy đủ, và cập nhật tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại vaccine ngừa COVID-19. Đặc biệt các mũi tiêm quan trọng đối với các nhóm có nguy cơ cao, bao gồm: người lớn tuổi, nhân viên y tế, người bị suy giảm miễn dịch, người có bệnh nền, giáo viên, phụ nữ mang thai và những người lao động thiết yếu.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài: Ngoài ra, để tránh mắc COVID-19 trước nguy cơ làn sóng mới XBB.1.5, nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng, đặc biệt nơi đông người, không gian kín như siêu thị.
- Rửa tay thường xuyên: WHO khuyến khích mọi người cảnh giác để giữ sức khỏe và an toàn bằng cách rửa tay thường xuyên. Trong mùa lễ Tết Nguyên đán 2023 sắp tới mọi người dân đề cao cảnh giác để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của bản thân.
- Ăn nhiều thực phẩm thực vật hơn
Thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau, quả hạch, hạt và các loại đậu rất giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh có hại.
- Ngủ đủ giấc, yếu tố quan trọng để tăng cường miễn dịch
Giấc ngủ và khả năng miễn dịch có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trên thực tế, giấc ngủ không đủ hoặc chất lượng kém có liên quan đến việc bạn dễ bị ốm hơn. Nghỉ ngơi đầy đủ có thể tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, khi bị ốm, bạn có thể ngủ nhiều hơn để cho phép hệ thống miễn dịch chống lại bệnh tật tốt hơn.
- Tập thể dục thường xuyên
Các nghiên cứu chỉ ra rằng ngay cả một buổi tập thể dục vừa phải cũng có thể tăng hiệu quả của vaccine ở những người có hệ miễn dịch bị tổn thương.
Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên, vừa phải có thể làm giảm viêm và giúp các tế bào miễn dịch tái tạo thường xuyên.