Giúp con đối mặt với nỗi sợ hãi
Một ví dụ về điều này có thể được nhìn thấy với con búp bê của con gái bạn. Mặc dù nó có thể khiến con sợ hãi vào ban đêm khi thấy búp bê mở to mắt, hãy cho phép con nhìn búp bê thường xuyên hơn vào ban ngày và thậm chí trước khi đi ngủ, để con có thể nhận ra rằng con búp bê không đáng sợ tất cả và không hơn gì một món đồ chơi. Một lần nữa, những lời trấn an là chìa khóa để con bạn hiểu rằng đồ chơi sẽ không gây hại cho chúng.
Áp dụng lịch trình đi ngủ đều đặn
Có một thói quen hàng ngày và ban đêm cho con bạn có thể làm giảm nguy cơ gặp ác mộng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thói quen ngủ không đều đặn và thiếu ngủ có thể khiến con có nguy cơ gặp phải những giấc mơ xấu.
Mang lại năng lượng tích cực trước khi đi ngủ
Khi một đứa trẻ được thư giãn, chúng sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu hơn. Để giúp con bình tĩnh hơn, hãy loại bỏ tất cả những thứ ồn ào, đáng sợ trước giờ đi ngủ từ 30 phút đến một giờ. Bạn có thể cho con nghe nhạc nhẹ nhàng, đọc một cuốn sách vui vẻ hoặc chơi trò chơi trên bàn với con. Những hoạt động này cho phép con bạn thư giãn tâm trí và cơ thể trước khi đi ngủ.
Đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ
Mặc dù có một số biện pháp phòng ngừa để đối phó với những đứa trẻ gặp ác mộng, nhưng có những trường hợp con bạn có thể cần được chăm sóc y tế. Ác mộng có thể xảy ra thường xuyên ở trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Vì sự an toàn của trẻ và sự yên tâm của cha mẹ, một cuộc hẹn với bác sĩ gia đình hoặc nhà tâm lý học có thể hữu ích.
Làm gì khi trẻ mơ ngủ khóc đêm
Trẻ mơ ngủ khóc đêm là rất phổ biến, nếu bố mẹ biết cách xử lý tình huống sẽ giúp con nhanh chóng hết bị mơ ngủ khóc đêm và có những giấc ngủ ngon hơn.
Bước 1 : Làm dịu trẻ.
Nếu trẻ không tỉnh dậy mà chỉ thút thít, chảy nước mắt thì bố mẹ không nên đánh thức con. Hãy nằm bên cạnh trẻ một lúc, nhẹ nhàng xoa nhẹ lưng, để trẻ tự quay trở lại vào giấc ngủ.
Nếu trẻ tỉnh dậy, khóc to thì hãy ôm bé vào lòng, nựng nịu; giúp bé bình tĩnh lại. Nói rằng ” không sao cả, chẳng có gì đáng sợ ở đây cả, có bố mẹ ở đây rồi, ngủ tiếp đi con,vv…”.
Cần thiết, bố mẹ có thể giả vờ kiểm tra xung quanh (gầm giường, tủ, cửa sổ,…) để bé an tâm.
Nếu trẻ vẫn khó ngủ, hãy thử hát ru hoặc đọc một câu chuyện nào đó.
Cố gắng không lặp lại hành vi này thường xuyên, trẻ có thể trở nên quá yếu đuối và phụ thuộc vào bố mẹ.
Nếu trẻ tè dầm, sợ hãi không dám nói bố mẹ, cứ khóc thút thít; lúc này bố mẹ không nên quát mắng. Hãy nhẹ nhàng đem chăn, ga đi giặt và trò chuyện với con về vấn đề này vào hôm sau.
Bước 2 : Tạo điều kiện để trẻ ngủ ngon hơn.
Để trẻ có thói quen đi ngủ tốt và ngủ ngon hơn, bố mẹ nên thực hiện những hoạt động sau :
Cho trẻ đi tắm nước ấm trước khi đi ngủ.
Đảm bảo giường, chăn gối ấm áp và thoải mái.
Cho trẻ một con thú nhồi bông nào đó khi đi ngủ.
Đọc truyện cho con nghe trước khi đi ngủ.
Đặt một chiếc bóng đèn ngủ trong phòng.
Tránh cho trẻ chơi điện tử hoặc xem ti vi trước khi đi ngủ.
Rất nhiều bố mẹ áp dụng những cách trên và đạt được hiệu quả nhanh chóng. Thỉnh thoảng trẻ vẫn sẽ gặp ác mộng nhưng không còn khóc đêm nữa và cũng biết tự trấn áp nỗi sợ hãi; không còn quấy khóc với bố mẹ nữa – đây gọi là tự lập, trưởng thành.
Nếu trẻ khó ngủ, khóc đêm do bệnh; thì nên tập trung vào việc chữa trị bệnh. Khi khỏi bệnh, tự khắc trẻ sẽ nhanh chóng hết mơ ngủ, khóc đêm.
Bước 3 : Đối phó với tình trạng kéo dài.
Trẻ mơ ngủ khóc đêm mặc dù là phổ biến, xảy ra nhiều lần nhưng không phải kéo dài liên tiếp nhiều ngày. Nếu cứ tiếp tục như vậy, bố mẹ nên :
Trò chuyện với con.
Vào ban ngày, chẳng hạn như bữa trưa, hãy trò chuyện với con để xác định nguyên nhân thực sự, bằng cách :
Hỏi về các giấc mơ của bé.
Cố gắng tỏ ra thông cảm, lắng nghe những suy nghĩ và cảm xúc của trẻ. Đừng áp đặt ý kiến hoặc thể hiện rằng “con không nên như thế, không được như thế”.
Kể cả khi trẻ không thể bày tỏ được nỗi sợ hãi của mình (trẻ mẫu giáo) thì hãy cố gắng nhẫn nại và quan sát để nhận ra nguyên nhân.