Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ dễ bị ngộ độc thuốc, hóa chất do 2 thói quen tai hại của người lớn, bố mẹ nên biết để tránh mắc phải

Theo các chuyên gia, bệnh nhân ngộ độc thuốc, hóa chất thường gặp ở trẻ từ 1-5 tuổi, đây là nhóm tuổi thích tò mò, khám phá nhưng lại chưa phân biệt được các loại hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhiều trẻ ngộ độc do uống nhầm hóa chất, thuốc

Mới đây, thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, thời gian qua, đơn vị này đã tiếp nhận nhiều trẻ phải vào cấp cứu do uống nhầm thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu, dầu hỏa, hóa chất tẩy rửa,… hoặc uống nhầm các chất gây nghiện, thuốc ngủ, thuốc an thần của người lớn dẫn đến các tổn thương rất nặng nề, thậm chí có trường hợp nguy kịch tính mạng.

Trước đó không lâu, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cũng đã tiếp nhận cấp cứu một trường hợp bệnh nhi 2 tuổi bị ngộ độc thuốc tẩy mụn ruồi do sự bất cẩn của người lớn khi bảo quản hóa chất.

Theo đó, gia đình bảo quản thuốc tẩy mụn ruồi trong lọ giống lọ men tiêu hóa nên bất cẩn cho trẻ uống nhầm. Sau khi uống khoảng 1-2ml thuốc tẩy mụn ruồi (có chứa thành phần hóa học NatriHydroxit và Kali Hydroxit), trẻ xuất hiện nôn, đau họng, đau miệng, được người nhà đưa đi cấp cứu. Rất may trẻ được xử trí kịp thời, không ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

Trẻ dễ có nguy cơ uống nhầm thuốc, hóa chất do người lớn không cất ở những nơi an toàn. Ảnh minh họa

Theo BSCKI Phạm Văn Tuấn – Khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, thông thường trẻ bị ngộ độc qua 3 con đường: Một là, qua da và niêm mạc do tiếp xúc trực tiếp với hóa chất; hai là, qua đường tiêu hóa do uống; ba là qua đường hô hấp do hít phải chất độc.

Với mỗi con đường nhiễm độc, trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Chẳng hạn, biểu hiện ngoài da: trên da xuất hiện nhiều nốt sưng đỏ và nốt phỏng; biểu hiện về tiêu hóa: nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, quấy khóc; biểu hiện về hô hấp: ho, kích thích, khò khè, khó thở. Đặc biệt, biểu hiện toàn thân khi trẻ bị nhiễm độc nặng: thở nhanh hoặc thở chậm hơn bình thường, tím tái, co giật, li bì, hôn mê.

Về nguyên nhân gây ngộ độc, theo BS Tuấn, trẻ bị ngộ độc chủ yếu do 3 nguyên nhân chính như: Người lớn bất cẩn không để thuốc và hóa chất ở nơi an toàn khiến trẻ ăn, uống nhầm. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ngộ độc.

Theo đó, việc cha mẹ bất cẩn, chủ quan đựng các dung dịch cọ rửa, thuốc chuột, cồn, xăng dầu,… vào các vỏ chai nước suối, nước ngọt, các chai lọ với màu sắc bắt mắt, hay để thuốc (giảm đau, an thần,…) ở những nơi dễ thấy, trong tầm tay với của trẻ (bàn ăn, bàn trang điểm, bàn làm việc,…) chính là mối nguy hiểm tiềm tàng về ngộ độc thuốc, hóa chất cho trẻ.

Bệnh nhân ngộ độc gặp ở trẻ từ 1-5 tuổi, đây là nhóm tuổi thích tò mò, khám phá nhưng lại chưa phân biệt được các loại hóa chất độc hại.

Nguyên nhân thứ hai khiến trẻ dễ bị ngộ độc là do người lớn thiếu kiến thức trong việc dùng thuốc cho trẻ. Điển hình là việc khi thấy con ốm, sốt, nhiều cha mẹ có thói quen tự mua thuốc điều trị theo kinh nghiệm của bản thân hoặc nghe theo lời mách bảo của người xung quanh, tự dùng các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc.

"Nhiều trường hợp còn tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc, sử dụng lại đơn thuốc cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác dùng, thậm chí còn lấy thuốc của người lớn rồi tự phân liều cho trẻ uống,… Những điều này đều dẫn đến nguy cơ khiến trẻ ngộ độc thuốc", BS Tuấn cho biết.

Ngoài hai nguyên nhân trên, các bác sĩ cho biết, một số trẻ bị ngộ độc do có chủ đích, nghĩa là trẻ có ý định tự tử. Điều này thường xảy ra ở tuổi tiền dậy thì (trên 10 tuổi), khi tâm sinh lý của trẻ bắt đầu có sự thay đổi, áp lực về học tập, xung đột với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, những người xung quanh có thể khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương nhưng không được giãi bày, chia sẻ để có định hướng đúng đắn, khiến trẻ có những suy nghĩ tiêu cực.

Nguyên tắc giúp trẻ tránh nguy cơ ngộ độc thuốc, hóa chất

Để không gây hại cho trẻ, các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ cần để thuốc, hóa chất độc hại tránh xa tầm tay của trẻ, tốt nhất nên cất ở những nơi kín đáo, trẻ ít có cơ hội tiếp xúc. Nếu cẩn thận hơn, có thể để trong hộp có khóa để trẻ không mở lấy ra được.

Các bé ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo cần có người lớn hoặc các anh chị lớn theo dõi và chăm sóc khi vui chơi. Với những trẻ lớn hơn, cha mẹ cần dạy trẻ về những loại hóa chất độc hại và cách nhận diện, phân biệt với các loại đồ ăn có hình dáng tương tự.

Không đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống, các chai lọ có màu sắc bắt mắt thu hút sự chú ý của trẻ, tránh nhầm lẫn; không để chung thuốc uống với thuốc khử khuẩn hay các loại chai lọ hóa chất khác.

Bên cạnh đó, không tự ý mua thuốc hay cho con uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Phải dùng thuốc theo đúng đơn và đúng liều lượng của bác sĩ cho mỗi lần khám. Thuốc nên được bảo quản trong lọ kín, có nhãn ghi tên thuốc, hạn sử dụng rõ ràng. Định kỳ làm vệ sinh tủ thuốc gia đình, vứt bỏ thuốc quá hạn dùng, thuốc bị hỏng…

Cách xử trí khi trẻ ngộ độc thuốc và hóa chất

Theo BS Phạm Văn Tuấn, ngay khi phát hiện/nghi ngờ trẻ uống nhầm thuốc hoặc hóa chất độc hại, cha mẹ và người trông trẻ cần nhanh chóng tách trẻ ra khỏi các chất có nguy cơ gây ngộ độc. Đồng thời gọi cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất.

Một điều lưu ý là khi đi cha mẹ nhớ cầm theo thuốc hoặc hóa chất nghi ngờ gây ngộ độc cho trẻ, điều này sẽ giúp cho bác sĩ gợi ý được nguyên nhân và có phương án giải độc phù hợp.

Trong khi chờ đợi đưa trẻ đến cơ sở y tế, cha mẹ nên sơ cứu ban đầu cho trẻ. Nếu trẻ bị nhiễm độc qua da và niêm mạc, cần tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất, đồng thời rửa vùng cơ thể tiếp xúc với hóa chất của trẻ liên tục dưới vòi nước sạch. Trường hợp hóa chất vào mắt, cần rửa mắt bằng cách ngụp mặt vào chậu nước và chớp mắt liên tục, nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ.

Nếu trẻ bị nhiễm độc qua đường tiêu hóa, cha mẹ kê cao đầu hoặc giữ trẻ ở tư thế ngồi nếu trẻ còn tỉnh táo, trường hợp trẻ bị bất tỉnh thì cho nằm nghiêng bên trái. Điều này sẽ giúp trẻ đỡ bị sặc, đồng thời khi trẻ nôn ói nhiều, các chất trong dạ dày sẽ không trào lên thực quản, rồi vào khí phế quản, vào phổi gây nguy hiểm cho trẻ.

Nếu thấy trẻ tỉnh táo, chưa bị nôn trớ, còn phản ứng tốt, cha mẹ dùng ngón tay của mình (tốt nhất nên quấn thêm miếng gạc mềm, sạch) kích thích vào vùng sàn họng trẻ (chỗ lưỡi gà), giúp trẻ có thể nôn để loại bớt chất độc hại ra ngoài cơ thể. Chú ý động tác kích thích gây nôn cần nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương vùng họng của trẻ.

Nếu trẻ bị nhiễm độc qua đường hô hấp, cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi khu vực có hóa chất gây độc, xịt mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý, sau đó cho trẻ súc miệng nhiều lần.

Theo Nguyễn Mai/Gia Đình và Xã Hội

Tin liên quan

Cạn tiền, người mẹ nghèo nuốt nước mắt, định quấn thi thể con đặt vào thùng mì tôm mang về...

Con của chị T.T.T (36 tuổi, công nhân ở Bình Dương) bị suy dinh dưỡng, khi chào đời chỉ nặng hơn...

Dùng xăng đốt rác, người đàn ông bị bỏng nhiều nơi trên cơ thể

Trong lúc dùng xăng đốt rác, ngọn lửa bùng lớn khiến người đàn ông phải nhập viện do bị bỏng...

Chỉ số tia UV nhiều tỉnh thành vượt mức báo động, nguy hại rất cao đến sức khỏe

Theo dự báo chỉ số tia cực tím (UV) trong ngày hôm nay, nhiều thành phố có chỉ số tia...

Nghệ An: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng nhà vợ chồng hiếm muộn nhiều năm

Chính quyền phường Nghi Thu, TX. Cửa Lò, Nghệ An, cho biết, phường này vừa phát đi thông báo tìm...

TP.HCM ghi nhận ca tử vong đầu tiên do đậu mùa khỉ: Sốc nhiễm trùng, suy đa tạng nặng sau...

Bệnh nhân được nhập viện cách ly điều trị, xét nghiệm sang thương mụn nước có kết quả PCR dương tính với đậu...

Nhân viên tiệm vàng giúp người phụ nữ Hải Dương thoát màn lừa đảo giả danh công an

Bị đối tượng gọi điện đe dọa khiến nạn nhân lo lắng đi rút toàn bộ 130 triệu đồng...

Thời tiết hôm nay 25/10: Bắc Bộ trời nắng, Trung Bộ mưa lớn giảm dần

Theo dự báo thời tiết hôm nay 25/10, mưa lớn khu vực Trung Bộ giảm nhanh về diện và lượng....

Tin mới nhất

Ghé nhà bạn chồng chơi, nửa đêm thấy con cô ấy đứng ở ban công làm hành động lạ

22 giờ trước

Cháu đi 300 cây số về quê nghỉ lễ, bà nội chỉ cho ăn đồ thừa, nhìn mâm cơm tôi...

22 giờ trước

Về quê ăn lễ nắng nóng 40 độ nhưng bà nội không cho cháu bật điều hoà, tôi cảm ơn...

22 giờ trước

Trở lại thành phố sau kì nghỉ lễ, chồng khăng khăng đòi đưa con 10 tháng tuổi đi xe máy...

1 ngày trước

Làm giúp việc 15 năm, sau khi bà chủ qua đời tôi bất ngờ có tên trong di chúc kèm...

1 ngày trước

Hết lễ đưa con gái về lại phố, tôi choáng váng khi thấy trong cặp sách con một xấp tiền...

1 ngày trước

Chồng đi làm về giữa đêm phát hiện vợ nằm ngủ còn con mất tích, đứa trẻ ở nơi không...

1 ngày 12 giờ trước

Bà nội trông cháu lương 10 triệu/tháng, thấy con béo tốt từng ngày tôi vội vã nói bà về quê,...

1 ngày 12 giờ trước

Dự định đưa con về ngoại dịp nghỉ lễ, chồng nói một câu khiến tôi hối hận chỉ muốn ly...

1 ngày 13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình