Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ 5 tuổi tử vong vì bệnh tay chân miệng, đội phản ứng nhanh vào cuộc

Dù số bệnh nhi mắc tay chân miệng tại Tp.HCM năm nay vẫn thấp so với cùng kỳ nhưng Sở Y tế lo ngại chủng virus gây ra các ca bệnh nặng ở trẻ em.

Báo động tăng số ca bệnh nặng

Ngày 2/6, đại diện Sở Y tế Tp.HCM xác nhận với Người Đưa Tin, các cơ quan chuyên môn đang phối hợp với Nghiên cứu lâm sàng Oxford (OUCRU) để giải trình tự gene xác định các chủng gây bệnh nguy hiểm của Enterovirus 71 (EV 71) từ 1 trường hợp bệnh nhi 5 tuổi tử vong tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 do bệnh tay chân miệng.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng chủ yếu gây ra bởi vi rút Coxsackievirus A16 với ít biến chứng và thường tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể bắt nguồn từ các vi rút EV 71 với nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.

Thông tin về trường hợp bệnh nhi tử vong, đại diện Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết ban đầu, bé có các triệu chứng lở môi, ăn uống kém, ói, sốt 39 độ C, run toàn thân 10 phút, gọi không biết, vã mồ hôi. Bé được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang, bác sĩ chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ III, đặt nội khí quản, bóp bóng, sử dụng thuốc vận mạch, thuốc an thần, sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1, sáng 31/5.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, bé hôn mê sâu, co gồng, mạch nhanh nhẹ, sốt rất cao 41,2 độ C. Bác sĩ chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ IV, xử trí chống sốc, hỗ trợ hô hấp, lọc máu, tuy nhiên vẫn không thể cứu được bé.

Trong 5 tháng đầu năm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận gần 1. 400 lượt điều trị ngoại trú, 158 ca điều trị nội trú bệnh tay chân miệng. Thống kê cho thấy số ca tay chân miệng không tăng so cùng kỳ năm ngoái, nhưng số ca nặng tăng, với 5 trường hợp nặng.

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi tại Tp.HCM đã chủ động trong công tác thu dung điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em.

Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tp.HCM (HCDC) cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 1.670 trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Số ca này so với cùng kỳ năm 2022 vẫn còn thấp (3.107 ca, bằng 46,3%), trong đó có 270 ca điều trị nội trú.

Tuy số ca mắc thấp hơn nhưng thật sự đáng lo ngại hơn khi vi rút Enterovirus 71 (EV 71) đã được xác định bằng kỹ thuật PCR ở một số trường hợp nặng.

Các bệnh viện chuyên khoa nhi của Tp.HCM đang điều trị 33 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tất cả đều dưới 5 tuổi, trong đó có 9 ca nặng (3 ca tại quận Tân Phú và huyện Củ Chi) với 4 trường hợp nặng xác định do mắc EV 71.

Hiện tại, các bệnh viện thành phố đều thực hiện được các xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế thì chẩn đoán dựa vào lâm sàng, chỉ xét nghiệm tìm tác nhân đối với các trường hợp bệnh nặng để phân biệt với các bệnh lý khác và nghiên cứu dịch tễ. Do đó việc phát hiện sớm các dấu hiệu nặng để kịp thời nhập viện và điều trị theo phác đồ quan trọng hơn trong công tác điều trị.

Sở Y tế Tp.HCM đã thành lập tổ chuyên gia hỗ trợ hội chẩn các trường hợp bệnh nặng và tổ chức các đoàn kiểm tra tại các quận, huyện về công tác phòng chống dịch tay chân miệng. Các bệnh viện chuyên khoa nhi của thành phố đã sẵn sàng trang thiết bị hồi sức các trường hợp nặng (lọc máu, ECMO…) và sẵn sàng thuốc điều trị theo phác đồ.

Phòng tránh bệnh bằng nhiều biện pháp

Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho rằng sau đại dịch, người dân lơ là trong các biện pháp phòng chống lây nhiễm, không sát khuẩn, ít mang khẩu trang, nên rất dễ lây bệnh.

“Bệnh nhi tay chân miệng thường trạng thái tỉnh táo nên gia đình chủ quan, không theo dõi sát, đến khi nhập viện thì đã trở nặng. Khi đã qua giai đoạn vàng để xử trí thì bệnh chuyển biến rất nhanh", bác sĩ Quy nói.

Hai dấu hiệu điển hình của tay chân miệng nặng là trẻ sốt không thể giảm; ngủ giật mình chới với, hốt hoảng. Trẻ buồn nôn, nôn ói là dấu hiệu bất thường báo động chuyển độ nặng. Trẻ yếu tay, chân là vào giai đoạn biến chứng, cần đến bệnh viện ngay. Nếu xử trí trễ, virus sẽ xâm nhập vào não gây viêm não rất khó điều trị, nhiều biến chứng.

Bệnh chia 4 cấp độ, nặng nhất là độ 4. Một ca biến chứng độ 2-3 phải điều trị khoảng 7 ngày để thoát nguy hiểm và cần phải chăm sóc rất kỹ. Bệnh nhi trở nặng dễ dẫn đến biến chứng viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp gây suy đa cơ quan và tử vong.

Theo bác sĩ Quy, bệnh tay chân miệng xảy ra quanh năm, với hai đợt vào đỉnh là tháng 4-6 và tháng 9-12 hằng năm. Có trẻ không biểu hiện bệnh rõ ràng. Ví dụ, trẻ sốt kèm chảy nước miếng, phụ huynh tưởng mọc răng, bác sĩ khám phát hiện vết loét trong miệng bé khiến không nuốt được, chảy nước miếng. Do đó, bác sĩ khuyến cáo con ở tuổi đi học mà bị sốt, nổi các chấm lạ trên cơ thể là dấu hiệu tay chân miệng, nên đi khám ngay.

Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tổ chức 3 đội cơ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng luôn sẵn sàng 24/24 để tiếp ứng khi có dịch bệnh xảy ra cả trong và ngoài bệnh viện.

Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Một số trường hợp, bệnh diễn biến nặng và biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Để phòng chống, các chuyên gia y tế khuyến cáo người chăm sóc trẻ và trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước. Ăn uống vệ sinh, ăn chín uống sôi, vật dụng được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ bệnh cần đưa đi khám. Bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng ngừa trong khi nguồn lây bệnh chủ yếu là nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ bệnh, nhất là trẻ tuổi mẫu giáo vì có thói quen cho tay vào miệng.

Kích hoạt đội phản ứng nhanh

Để chủ động hơn trong ứng phó khi tình hình dịch bệnh diễn tiến phức tạp, Sở Y tế Tp.HCM đã có văn bản báo cáo Bộ Y tế và Cục Quản lý dược hỗ trợ cung ứng đủ thuốc điều trị, nhất là hai loại thuốc Phenobarbital truyền tĩnh mạch và Gamma Globulin truyền tĩnh mạch.

Ngoài ra, Sở Y tế Tp.HCM đã chỉ đạo HCDC kích hoạt các đội phản ứng nhanh cùng tất cả các trung tâm y tế quận, huyện và TP Thủ Đức khởi động ngay các hoạt động phòng chống và kiểm soát dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn, nhất là tại các hộ gia đình và các trường học.

Theo guyễn Thành Nhân/Người Đưa Tin

Tin liên quan

"Căng da bụng, chùng da mắt" là dấu hiệu cảnh báo 3 loại bệnh nghiêm trọng

Ăn xong buồn ngủ ngay là dấu hiệu cơ thể đang nhắc nhở bạn 3 loại bệnh này đang tiềm...

Da vàng như nghệ, nguy kịch vì căn bệnh hơn 8 triệu người Việt mắc

Hai tháng nay, bệnh nhân thường xuyên xuất hiện những cơn khó thở và tự ý mua thuốc nam về...

Phát hiện ung thư qua vết bầm trên móng tay

Người phụ nữ Scotland được chẩn đoán ung thư khi cô đến bệnh viện khám với vệt nâu mỏng dưới...

Căn bệnh hiếm khiến cô gái bỗng béo tròn vùng mặt cổ, 1 triệu người có 6 ca

Đột ngột béo tròn vùng mặt, cổ, vai, gáy, bụng, cô gái ở TPHCM đi khám thì được bác sĩ...

TP HCM: Một ca tử vong vì bệnh tay chân miệng

Những ngày qua, tại TP HCM, số ca nhập viện khám và điều trị vì bệnh tay chân miệng...

Quảng Ninh: Bé 3 tuổi nguy kịch chỉ sau vài ngày tiêu chảy

Bé trai 3 tuổi bị tiêu chảy, sốt cao kèm theo nôn nhiều lần trong ngày, được chuyển cấp cứu...

Điện Biên ghi nhận 3 ổ dịch bệnh than gây bệnh trên người

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên vừa ghi nhận 3 ổ dịch bệnh than gây bệnh trên...

Tin mới nhất

Cách làm cơm gà Hội An nhanh, dễ lại ngon vô cùng

10 giờ trước

Nước dừa tốt hơn hay nước chanh tốt hơn trong ngày hè nóng nực: Dưới đây là cách uống đúng...

15 giờ trước

Quen thuộc ngay trong vườn nhà lại được ví là loại 'rau thuốc', tốt cho sức khỏe, được người Nhật...

15 giờ trước

Một loại quả ăn vỏ còn tốt hơn ruột nhưng nhiều người vẫn không biết mà vứt bỏ: Là "thuốc"...

15 giờ trước

Cách làm kem cốm dẻo mịn thơm mát giải nhiệt ngày nóng

15 giờ trước

Bánh mì phomai ngon đúng điệu cả nhà đều thích

15 giờ trước

Ăn chuối để vui vẻ và khỏe tim?

22 giờ trước

Xào thịt bò lúc dầu nóng hay lạnh, nhiều người làm sai khiến thịt bò dai nhách, kém ngon

22 giờ trước

Cách làm gỏi dưa leo thanh mát giải nhiệt cho mùa hè

22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình