Nội dung bài viết:
Trẻ 1 tháng tuổi bị sốt có thể là biểu hiện của rất nhiều loại bệnh. Vì vậy khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần quan sát kĩ triệu chứng của con để đưa ra những phương án giải quyết hợp lý, không ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Trẻ 1 tháng tuổi bị sốt là biểu hiện của bệnh gì?
Trẻ 1 tháng tuổi bị sốt là chuyện gặp khá nhiều ở trẻ sơ sinh. Muốn biết chính xác con đang sốt hay không, cha mẹ có thể dùng cặp nhiệt độ. Nhiệt độ được đo chuẩn nhất tại các vùng như miệng, nách hoặc hậu môn của trẻ. Đây là những vùng cơ thể đảm bảo có nhiệt độ chính xác tốt nhất.
Nếu nhiệt độ đo được trong khoảng từ 37,5-38 độ thì đồng nghĩa với việc bé nhà bạn đã bị sốt nhẹ. Nhiệt độ tăng từ 38-39, trẻ có nguy cơ sốt cao và nếu nhiệt độ đến 40 độ thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp ngay bác sĩ, không nên tự ý hạ sốt ở nhà cho trẻ.
Nếu trẻ bị sốt nhẹ, cha mẹ lúc này thay vì lo lắng thì hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị sốt để có cách cứu chữa kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng
Giai đoạn 1 tháng tuổi bé sẽ phải trải qua đợt tiêm phòng đầu tiên. Do cơ địa nên một số trẻ 1 tháng tuổi bị sốt nhẹ sau khi đi tiêm về. Tình trạng sốt này sẽ hết khoảng 1, 2 ngày sau khi tiêm.
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sốt 37.5 độ sau khi tiêm phòng về cha mẹ cũng không cần quá lo lắng. Phụ huynh chỉ cần chú ý giữ vệ sinh cho trẻ, chăm sóc trẻ thật tốt trẻ sẽ nhanh chóng khỏe mạnh trở lại.
Trẻ sơ sinh bị sốt chân tay lạnh
Do sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất yếu nên thường dễ bị những tác nhân lạ, vi khuẩn lạ xâm nhập. Tuy sức đề kháng của trẻ còn yếu nhưng hệ miễn dịch vẫn hoạt động tạo ra các kháng thể chống lại tác nhân xâm nhập.
Quá trình này sẽ khiến nhiệt độ trong cơ thể trẻ sơ sinh tăng cao rồi lại thoát nhiệt qua da gây ra hiện tượng sốt ở trẻ. Trẻ thường sẽ bị sốt, đầu thì nóng nhưng tay chân lại lạnh.
Triệu chứng trẻ sơ sinh bị sốt nhưng chân tay lạnh này có thể kể tên đến những chứng sốt do virut, do siêu vi. Nhất là vào giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi, sức đề kháng của trẻ 1 tháng tuổi kém sẽ càng dễ mắc bệnh.
Trẻ sơ sinh bị sốt viêm họng
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị sốt cũng có thể do bị viêm họng. Mặc dù triệu chứng viêm họng này không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khôn lường cho sức khỏe của trẻ.
Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị sốt
Một số trẻ sơ sinh mặc dù đã qua 10 ngày tuổi nhưng vẫn chưa có dấu hiệu rụng rốn. Hoặc rốn của trẻ đã rụng rồi nhưng vì cuống rốn to, để lại lõi rốn và không được vệ sinh sạch sẽ gây nhiễm trùng.
Việc rốn của trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng cũng có thể gây sốt cho trẻ. Vậy nên khi trẻ bị sốt, mẹ có thể kiểm tra ngay phần rốn của trẻ. Nếu rốn của trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng thì trẻ cần được gặp ngay bác sĩ để tìm cách giải quyết hợp lý.
Cha mẹ không tự ý dùng thuốc hoặc những mẹo dân gian để vệ sinh rốn, làm lành rốn cho trẻ. Vì nguy cơ nhiễm trùng sẽ vô cùng cao cho trẻ.
Trẻ 1 tháng tuổi bị sốt phải làm sao
Bé 1 tháng tuổi bị sốt phải làm sao là câu hỏi mà rất nhiều bậc cha mẹ băn khoăn. Khi phát hiện trẻ bị sốt, cha mẹ trước tiên phải giữ bình tĩnh và thực hiện việc hạ sốt cho trẻ trước tiên.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm sau khi kẹp nhiệt độ biết con mình đã bị sốt là tìm cách hạ sốt hợp lý. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cơ thể rất nhạy cảm, sức đề kháng còn kém nên cha mẹ không vội vã sử dụng kháng sinh để hạ sốt cho con.
Bạn chỉ cần nới lỏng quần áo mà con đang mặc trên người. Mẹ nên mặc cho con trang phục thoáng mát để nhiệt độ nóng trong cơ thể trẻ được thoát ra ngoài.
Giữ nhiệt độ phòng ở mức 37 độ, cha mẹ có thể chườm nước ấm cho trẻ để giảm nhiệt độ cơ thể.
Cách chườm ấm cho trẻ 1 tháng tuổi:
- Bạn cần một chậu nước ấm và 5 chiếc khăn mềm. Bạn hãy nhúng khăn vào chậu nước và vắt nhẹ. Sau đó bạn chỉ cần kẹp 2 chiếc vào bẹn, 2 chiếc vào nách.
- Chiếc khăn còn lại bạn dùng lau nhẹ nhàng khắp cơ thể trẻ. Khi khăn lạnh cần lập tức nhúng khăn vào nước ấm và chỉ lau khoảng 5 đến 10 phút để tránh trường hợp trẻ bị nhiễm lạnh.
Sau khi đã chườm ấm nhưng nhiệt độ cơ thể trẻ vẫn tăng cao, lúc này mẹ nên xin chỉ định của bác sĩ sử dụng thuốc hạ sốt. Liều dùng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là Paracetamol liều 10-15mg/kg 1 lần, cách nhau tối thiểu 4h. Tổng liều sử dụng không được quá 60mg/kg/24h. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc lạm dụng thuốc để con hạ sốt nhanh.
Làm gì khi trẻ 1 tháng tuổi bị sốt?
Trẻ 1 tháng tuổi bị sốt cần được cha mẹ chăm sóc thật cẩn thận, chu đáo. Sau khi trẻ đã hạ sốt bằng cách chườm ấm và sử dụng thuốc thì mẹ cần cho trẻ bù nước ngay bằng cách bú mẹ. Sữa mẹ sẽ giúp trẻ lấy lại sức sau cơn sốt và giúp trẻ giảm nhiệt độ cơ thể cũng như tăng thêm sức đề kháng cho trẻ.
Cha mẹ cũng cần chú ý không mặc quá nhiều quần áo cho trẻ. Nhiệt độ cao cần được thoát ra khỏi cơ thể qua lớp quần áo mỏng, thoáng mát nếu không trẻ sẽ khó hạ sốt.
Phòng ở của trẻ cần thoáng mát, không bụi bặm, không hóa chất và cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
Trẻ sơ sinh bị sốt mẹ nên ăn gì
Trong khoảng thời gian trẻ bị sốt này, mẹ cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và vệ sinh của mình.
Mẹ nên ăn bổ sung đầy đủ vitamin, đạm, khoáng chất hàng ngày để cung cấp tăng thêm sức đề kháng cho trẻ qua việc bú sữa mẹ. Mẹ không nên sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá hoặc thức ăn nhanh. Chế độ ăn của mẹ cần lành mạnh để giúp trẻ mau khỏe lại.
Ngoài ra mẹ cũng cần không sử dụng thuốc kháng sinh trong giai đoạn này bởi kháng sinh có thể khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng.
Mẹ cũng cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể, tắm rửa hàng ngày để vi khuẩn không lây qua con khi con tiếp xúc với mẹ.
Trẻ 1 tháng tuổi bị sốt chỉ cần biết cách xử lý kịp thời, đúng cách thì sức khỏe của trẻ sẽ không bị ảnh hưởng. Cha mẹ cũng cần chú ý giữ vệ sinh nơi ở, vệ sinh bản thân khi tiếp xúc với trẻ để bảo vệ sức khỏe của trẻ được tốt hơn.