Phụ Nữ Sức Khỏe

Trải qua 27 ca mổ vá ổ bụng do bị xe tải chèn qua người, cô gái trẻ 'khoác áo blouse' góp sức cứu người

Cách đây đúng 13 năm, không ai nghĩ cô bé Nguyễn Anh Nhi, bây giờ là cử nhân Y khoa Xét nghiệm, làm việc tại Khoa huyết học- Truyền máu lại có thể sống sót kỳ diệu và vươn lên đầy nghị lực.

Theo thông tin từ báo Người Lao Động, ngày 1/12/2011, sau khi tan trường, Nguyễn Anh Nhi (năm nay 19 tuổi, ở huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) trở về nhà trên chiếc xe đạp. Trên đường về, Nhi bị xe tải chở cát tông phải, ngã văng xuống nằm bất động. 

Chứng kiến tai nạn, ai cũng nghĩ cô bé đã chết. Sau giây phút kinh hoàng, mọi người kiểm tra thấy cơ thể cô bé bê bết máu, nhưng vẫn còn thở và cử động nên nhanh chóng chuyển đi cấp cứu tại Bệnh viện (BV) Đa khoa Ngọc Lặc, sau đó chuyển ra BV Việt Đức.

Đến Bệnh viện Việt Đức, Anh Nhi được chuyển ngay vào phòng phẫu thuật, ca mổ tiến hành xuyên đêm đến tận sáng hôm sau với một loạt các tổn thương nghiêm trọng: Đụng dập và mất toàn bộ tổ chức thành bụng, đại tràng và ruột non tổn thương trên nhiều đoạn, mất rất nhiều máu trong ổ bụng. 

Các bác sĩ và nhân viên y tế cố gắng tối đa để giữ lại sự sống mong manh cho bệnh nhi 13 tuổi. Vụ tai nạn giao thông khiến bệnh nhi phải cắt toàn bộ đại tràng, toàn bộ tử cung buồng trứng 2 bên, một phần bàng quang và niệu quản. Do mất hầu hết thành bụng nên sau mổ bệnh nhân được đặt miếng gạc che tạm các nội tạng bên trong để chăm sóc. 

Sau ca mổ cấp cứu, bệnh nhân dần tỉnh lại, mở mắt và nhận ra mọi người.

Sau ca phẫu thuật sinh tử, Anh Nhi đã hồi phục kỳ diệu - Ảnh: Báo Người Lao Động

Theo thông tin từ VNExpress, trải qua 27 ca mổ vá ổ bụng do bị xe tải chèn qua người, Nguyễn Anh Nhi thi đỗ Đại học Y Hà Nội, tốt nghiệp chuyên ngành xét nghiệm. Hiện, Nhi làm việc tại Khoa huyết học - Truyền máu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Hàng ngày, cô và đồng nghiệp thực hiện các xét nghiệm, giúp bác sĩ chẩn đoán, theo dõi và điều trị. Thỉnh thoảng, cô đến các huyện lấy máu nhân đạo để truyền cho bệnh nhân.

"Trường hợp này khó", PGS.TS.BS Nguyễn Đức Chính, nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Việt Đức, nhớ lại. Theo ông, đây không phải là ca cực kỳ nguy hiểm nhưng phức tạp vì có nhiều tổn thương cùng lúc cần xử lý trên nền bệnh nhân gầy, nhỏ. Trẻ bị mất toàn bộ thành bụng, "việc chăm sóc và sửa chữa gần như là điều không tưởng". Một số nhân viên y tế trăn trở có nên thực hiện cuộc mổ.

Cuối cùng, ê kíp quyết định phẫu thuật cứu trẻ. Y bác sĩ vật lộn xuyên đêm để xử lý hàng loạt tổn thương, cắt toàn bộ đại tràng, một phần bàng quang, niệu quản... Bệnh nhi phải đặt miếng gạc thay thành bụng để che tạm các nội tạng trong một thời gian.

nh Nhi (áo sọc nâu đen) cùng bố mẹ (áo xanh) gặp y bác sĩ khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ngày nhập học, năm 2019 - Ảnh: VNExpress

Vài ngày sau, thành bụng cố giữ lại cũng hoại tử, phải cắt bỏ, bàng quang rò dịch, rò nước tiểu ra ổ bụng, gần như hết cơ hội sống. "Nhìn cháu bé gầy gò nằm ở góc phòng, bụng phủ một tấm gạc thẫm đẫm dịch, máu, tuy đau đớn nhưng không khóc khiến chúng tôi vô cùng ám ảnh", ông Chính nói.

Kíp hội chẩn thêm với Khoa Nhi và Tiết niệu, Khoa Phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật tim mạch và lồng ngực... tìm cách hỗ trợ. Bác sĩ Chính cũng liên hệ với chuyên gia nước ngoài, cố gắng tìm kiếm cơ hội cho bệnh nhân nhưng chỉ nhận về cái lắc đầu.

Bác sĩ Trần Tuấn Anh, một trong những người tham gia phẫu thuật và điều trị, cho biết đây là một ca bệnh rất đặc biệt, ngay cả trong y văn. Ngày qua ngày, cơ thể Nhi bắt đầu hấp thu được dinh dưỡng, miếng lưới (mesh) để che phủ nội tạng có hiệu quả, nhưng tiến triển khá chậm. Bác sĩ khuyên gia đình nên chờ đợi những tiến bộ y học để trẻ được hồi phục hoàn toàn.

Nhi là cử nhân Y khoa Xét nghiệm, làm việc tại Khoa huyết học- Truyền máu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa - Ảnh: VNExpress

Sau 13 năm, Nhi trải qua khoảng 25-27 cuộc mổ lớn nhỏ, trong đó ca mổ đưa ruột xuống nối ống hậu môn để không phải đeo hậu môn nhân tạo là khó nhất. "Bệnh nhân nhỏ như viên kẹo, phần khung chậu bị dính, rất khó khăn để gỡ", bác sĩ nói và thêm rằng nhiều khi đang mổ phải dừng lại, cân đo đong đếm, tính toán nên mổ tiếp thế nào.

Năm Nhi 17 tuổi, gia đình đưa con gái trở lại Bệnh viện Việt Đức khám. Gặp bác sĩ Chính, cô giãi bày ước mơ trở thành bác sĩ, dù biết "khó như hái sao trên trời". Đắn đo một lúc, ông gợi ý cho Nhi theo học chuyên ngành xét nghiệm vừa đảm bảo tình trạng sức khỏe vừa thực hiện được đam mê.

Vài phút nói chuyện làm thay đổi cả cuộc đời. Nhi hiểu ra, bác sĩ không nhất thiết phải cầm dao mổ, ra y lệnh. Còn chuyên ngành xét nghiệm dù chỉ tiếp xúc với chế phẩm như máu, nước tiểu nhưng cũng là "cánh tay đắc lực" giúp bác sĩ chẩn đoán, điều trị đúng. Cô tích cực học tập để biến ước mơ thành hiện thực.

Anh Nhi khỏe mạnh và xinh đẹp đã thi đỗ Khoa Xét nghiệm Trường ĐH Y Hà Nội - Ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống

Tháng 8/2019, Nhi nhận kết quả trúng tuyển vào chuyên ngành Xét nghiệm, Đại học Y Hà Nội. Nhi ví đây là "tia hy vọng lé lên giữa cuộc đời tăm tối", giúp cô tin tưởng và trân trọng cơ thể nhiều khiếm khuyết của mình hơn.

Tuy nhiên, lịch học dày đặc khiến sức khỏe Nhi giảm sút. Một lần, nữ sinh viên bị ngất khi đang học, vã mồ hôi, suy kiệt, phải đi cấp cứu. Lúc này, cô vẫn dùng hậu môn nhân tạo, chướng bụng, khó đi ngoài. Nằm trên giường bệnh, cô gái trăn trở, sợ tiếp tục học y có thể gây hại cho mình, thậm chí ảnh hưởng đến bệnh nhân. Lúc này, cô nỗ lực bình tĩnh để tìm lý do thuyết phục bản thân.

Sau sự cố, thầy cô và bạn bè biết tình trạng của Nhi, mọi người giúp đỡ cô nhiều hơn. Đến cuối kỳ, họ cùng Nhi tìm kiếm tài liệu để trau dồi kỹ năng xử lý mẫu, sử dụng thiết bị xét nghiệm hay cách đọc và hiểu kết quả xét nghiệm. Nhờ đó, Nhi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp.

Năm 2023, Nhi đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa để thực hành và được cấp chứng chỉ hành nghề. Hiện, cô làm việc trong phòng lab, xử lý các chế phẩm. Ước muốn lớn nhất là sớm ổn định công việc, tự trang trải cuộc sống, giúp nhiều người chữa khỏi bệnh. Hiện cô cũng tăng cân, sức khỏe tốt. Bác sĩ Chính vui mừng khi thấy Nhi hòa nhập cuộc sống.

Minh Thư (TH)

Tin liên quan

Vì sao người trẻ ngại họp lớp còn trung niên lại thích thú?

Có người nói bạn học cũ giống như rượu chát đắng trong miệng nhưng có dư vị ngọt ngào. Người...

4 kiểu người thích đi họp lớp, 3 kiểu có mời cũng không dự

Có những người vô cùng hứng thú với chuyện họp lớp, hội nào họ cũng có mặt nhưng lại có...

TP. Hồ Chí Minh lập kỷ lục tuổi kết hôn trung bình vượt mốc 30

Lần đầu tiên, tuổi kết hôn trung bình ở TP. Hồ Chí Minh vượt mốc 30, đây là mức kỷ...

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu chỉ 3 tác hại khi lạm dụng thuốc bổ và cách nhận biết

Chứng kiến đơn thuốc “dày đặc” thuốc bổ, PGS Nguyễn Lân Hiếu đã chỉ ra 3 tác hại khi lạm...

Vì sao đi bộ trên thang cuốn dễ xảy ra tai nạn?

Nhà sản xuất thang cuốn lớn của Nhật Bản khuyến cáo người dân không đi bộ trên thang cuốn nhằm...

1001 lý do người trẻ kết hôn muộn

Cuộc sống hiện đại nhiều áp lực khiến người trẻ có xu hướng kết hôn muộn. Điều này không chỉ...

Sống nửa đời người để học cách làm 4 điều đơn giản trong cuộc sống

Ai cũng nghĩ trưởng thành chỉ là con số về tuổi tác nhưng càng sống mới nhận ra thực ra...

Tin mới nhất

Ngoài “chuyện ấy”, đàn ông yêu thật lòng cực kỳ thích làm những việc này khi ở gần vợ

1 giờ trước

6 hành động nhỏ khi làm ‘chuyện ấy’ chỉ có ở đàn ông yêu thật lòng, chàng của bạn có...

2 giờ trước

5 "tuyệt kỹ phòng the", áp dụng thường xuyên chồng không dời nửa bước

2 giờ trước

Sau khi chia tay và nhận lại túi xách hàng hiệu từ bạn gái, chàng trai gây sốc khi yêu...

2 giờ trước

Dừng đèn đỏ, thấy người chị bán hàng đáng thương, tôi lại mua giúp, ngờ đâu suýt ngã ngửa khi...

2 giờ trước

Vừa nhìn mặt con trai mới sinh, chồng giận tím mặt bỏ đi còn mẹ chồng gọi ngay cho luật...

2 giờ trước

Chạm vào 7 vị trí nhạy cảm trên cơ thể, khoái cảm trong 'chuyện ấy' sẽ tăng gấp... ngàn lần

3 giờ trước

Những điều cấm kị trong khi gần gũi khiến đàn ông chán nản, đàn bà lãnh cảm

3 giờ trước

Nhìn tên con trai của bạn gái cũ thấy lạ lạ, anh chàng dở khóc dở cười khi vào xem...

3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình