Cơ hội việc làm ngành Du lịch
Tiềm năng phát triển trong công việc luôn là một chủ đề hấp dẫn với các sinh viên đang theo học ngành du lịch. Mặc dù ngành này đòi hỏi người làm nghề khá nhiều kiến thức, kỹ năng nhưng đồng thời cũng mang lại những cơ hội việc làm thú vị. Sinh viên sau khi học du lịch ra làm gì cũng có tiềm năng phát triển vì có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc như:
Thuyết minh viên du lịch Hướng dẫn viên du lịch Quản lý đoàn khách du lịch Nhân viên Truyền thông, PR, Marketing, chăm sóc khách hàng mảng du lịch Nhân viên điều hành các chương trình tour du lịch Khởi nghiệp, kinh doanh mảng dịch vụ du lịch Giảng viên tại các cơ sở giáo dục, nghiên cứu liên quan đến du lịch và lữ hành Top những trường đại học uy tín phía Nam đào tạo ngành Du lịch
Dưới đây là thông tin tổng hợp của một số trường đại học khu vực phía Nam đang đào tạo ngành Du lịch, thí sinh có thể tham khảo thêm để có sự lựa chọn tốt nhất.
Sinh viên ngành Du lịch có cơ hội việc làm rộng mở (Ảnh: TL)
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại Học Quốc gia TP.HCM)
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại Học Quốc Gia TP.HCM) dự kiến tuyển sinh 185 chỉ tiêu đối với ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Trường xây dựng chương trình học thành 3 chuyên ngành chính: Hướng dẫn du lịch, Quản trị lữ hành hoặc Quản trị nhà hàng - khách sạn.
Năm 2023, ngành học này lấy mức điểm chuẩn là 27,4 điểm đối với khối C00 và 25,8 điểm khối D01; D14; D15. Đồng thời, trường còn đào tạo chương trình chất lượng cao đối với ngành này, mức điểm chuẩn là 25,5 điểm khối C00 và và 24,5 điểm khối D01; D14; D15.
Đối với chương trình đại trà, mức học phí là 860.000 đồng/tín chỉ và tính theo niên chế năm học 26.400.000 đồng/năm học. Chương trình chất lượng cao có mức học phí cao hơn.
Trường Đại học Văn hóa TP.HCM
Trường Đại học Văn hóa TP.HCM đang đào tạo hai ngành học liên quan đến lĩnh vực Du lịch là: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và Du lịch. Trong đó, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được chia thành hai chuyên ngành đào tạo: Quản trị lữ hành và Hướng dẫn du lịch.
Năm 2024, nhà trường dự kiến tuyển sinh hai ngành học trên theo 2 phương thức: xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ bậc THPT. Tổng chỉ tiêu dự kiến là 280 chỉ tiêu.
So với các ngành học khác, năm 2023 - nhà trường lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển đối với ngành Du lịch (23,75 điểm) và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành khá cao (23,5 - 24 điểm). Cả hai ngành học này đều xét tuyển 4 tổ hợp môn: C00; D01; D10; D15.
Ngành Du lịch đang trở thành ngành học được nhiều các bạn trẻ yêu thích lựa chọn (Ảnh: TL)
Trường Đại học Sài Gòn
Trường Đại học Sài Gòn tuyển sinh ngành Du lịch theo 3 phương thức: Xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM, xét kết quả kì thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính, xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Nhà trường dự kiến tuyển sinh 150 chỉ tiêu đối với ngành Du lịch và xét tuyển theo 2 tổ hợp môn C00; D01. Năm 2023, ngành học này lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 23,01 điểm.
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM tuyển sinh ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành theo 3 phương thức: Xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM, xét học bạ, xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Năm ngoái, ngành học này lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 16 điểm, xét tuyển 4 tổ hợp môn thi A00; A01; D01; C00. Năm nay, nhà trường cũng xét tuyển 4 khối thi tương tự.
Ngoài ra, thí sinh có thể tham khảo thêm một số trường đại học khác như: trường Đại học Thủ Dầu Một, trường Đại học Tôn Đức Thắng, trường Đại học Văn Lang, trường Đại học Hoa Sen, trường Đại học Kinh tế TP.HCM.