Phụ Nữ Sức Khỏe

Tò mò rủ nhau nghịch thuốc lá điện tử, 5 học sinh tiểu học nhập viện

Gần đây, liên tiếp thông tin trẻ nhập viện có liên quan đến thuốc lá điện tử. Theo các chuyên gia, cần cấm lưu hành loại thuốc lá này.

Giật mình thuốc lá điện tử xâm nhập học đường

Sáng 7/12, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Liệt xác nhận sự việc ngày 5/12, 1 số học sinh lớp 3 phải vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe vì có liên quan tới thuốc lá điện tử.

Cụ thể, sáng 5/12, có 1 học sinh lớp 3 của trường nhặt được 1 điếu thuốc lá điện tử ở bên ngoài trường. Sau giờ ăn trưa, do tò mò nên 8 học sinh cả nam và nữ trong lớp đã nghịch thuốc lá điện tử đó.

Kết quả, có 5 em có biểu hiện buồn nôn nên nhà trường đã đưa cả 8 học sinh có liên quan tới thuốc lá điện tử vào bệnh viện kiểm tra. Khi tới bệnh viện, có 3 bé được về ngay, còn 5 bé phải kiểm tra sức khỏe.

Cảnh báo thuốc lá điện tử xâm nhập học đường (ảnh minh họa)

Cách đây không lâu, nhóm 7 nữ sinh lớp 11 của một trường THPT ở Quảng Ninh rủ nhau hút thuốc lá điện tử cũng có biểu hiện chóng mặt, nôn ngay trong lớp.

Gần đây tại các bệnh viện liên tục ghi nhận các ca ngộ độc phải nhập viện cấp cứu có liên quan đến thuốc lá điện tử, đặc biệt các nạn nhân hầu hết là người trẻ, đa phần là học sinh.

Theo cảnh báo từ Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, trong các ca ngộ độc thuốc lá điện tử, đáng lưu ý, qua xét nghiệm cơ quan chức năng phát hiện chất ADB - BUTINACA có tác dụng gây ảo giác tương tự như các chất ma túy thuộc nhóm cần sa tổng hợp được tẩm trong các loại thuốc lá điện tử.

Trước thông tin về việc thuốc lá điện tử hay chất gây nghiện, kích thích ẩn mình trong thuốc lá điện tử đang xâm nhập vào học đường, trao đổi với Báo Giao thông, thầy Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho biết: Ngay trong các nhà trường đều có các hoạt động về phòng chống ma túy, thuốc lá, nhưng giờ cần làm rõ hơn và mạnh mẽ hơn về thuốc lá điện tử.

Lợi dụng việc pháp luật không có quy định cấm thuốc lá điện tử, nên việc buôn bán diễn ra công khai, trong khi sản phẩm thật sự độc hại và cần được cấm triệt để.

Để kiểm soát thuốc lá điện tử trong môi trường học đường, các nhà trường phải kiểm tra liên tục, kiểm tra hành chính, không chỉ giờ ra chơi, phải giám sát ngay cả trong khu vực nhà vệ sinh – nơi học sinh thường lén lút sử dụng thuốc lá điện tử.

Mỗi nhà trường phải quyết liệt, tăng cường tuyên truyền để học trò thấy rõ tác hại thuốc lá điện tử. Điều quan trọng cần cho học trò hiểu việc bao che cho bạn hút thuốc lá điện tử là “giết” bạn.

Bên cạnh nhà trường, phải làm triệt để từ gia đình, thường xuyên kiểm tra xem có mùi lạ, biểu hiện lạ từ con hay không. Nếu cha mẹ chiều con, thả nổi, không cẩn thận sẽ mất con.

Với xã hội, người làm công tác an ninh trật tự, tại điểm công cộng phải cấm thuốc lá, thuốc lá điện tử; đặc biệt kiểm soát và coi đó như một loại ma túy gây nghiện…

“Cần có thông tư nghiêm cấm việc mua bán, sử dụng thuốc lá điện tử, nếu không làm mạnh mẽ chúng ta sẽ mất cả một thế hệ.

Cứu lại trẻ rất khó vì khi đã sử dụng dụng thuốc lá điện tử, trẻ hỏng thần kinh, suy sụp tinh thần”, thầy Tùng Lâm khuyến cáo.

Dấu hiệu sớm nhận biết trẻ dùng thuốc lá điện tử

TS. BS Ngô Anh Vinh – Phó trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, BV Nhi Trung ương thông tin, thành phần thuốc lá điện tử có chứa nicotine, là một chất gây nghiện, có thể tác động xấu đến phát triển não bộ của trẻ em. Trẻ em không may nuốt, uống, hoặc hấp phụ lượng lớn nicotine có thể bị ngộ độc với các biểu hiện nôn ói, nhịp tim nhanh, tăng tiết nước bọt, đau bụng, da tái nhợt, vã mồ hôi, tăng huyết áp, thở nhanh, mất kiểm soát cơ thể, mất cân bằng không thể đi lại, run tay, co giật.

Trường hợp nặng có thể gây nhịp tim chậm, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, sốc, hôn mê, thậm chí tử vong. Chúng ta cần cẩn trọng cả với những sản phẩm bao bì ghi không chứa nicotine nhưng thực chất chúng vẫn có.

Ngoài ra trong thuốc lá điện tử còn chứa các chất hoá học phụ gia như methyl salicylate, glycerin, hay propylence glycol. Đây là các hoá chất có thể gây ung thư hoặc tổn thương phổi.

Điều đáng quan tâm là theo Viện Khoa học hình sự – Bộ Công an, gần đây tội phạm ma tuý đã chế tạo những chất ma tuý mới chưa có trong danh mục cấm đựng trong dung dịch thuốc lá điện tử, dùng dụng cụ thuốc lá điện tử để sử dụng trái phép. Các chất ma tuý này khi sử dụng sẽ gây ảo giác, có thể gây co giật, hôn mê, thậm chí tử vong đối với người sử dụng và những người xung quanh không may uống nhầm.

Theo khuyến cáo của TS. BS Ngô Anh Vinh, cha mẹ, thầy cô cần lưu tâm tới trẻ để nhận biết sớm các dấu hiệu của trẻ dùng thuốc lá điện tử.

Điển hình, trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, có các biểu hiện hô hấp như ho, hụt hơi, khó thở vì trong thuốc lá điện tử có một số chất có hại cho phổi.

Trẻ thay đổi hành vi, với biểu hiện lo âu, cáu gắt, thậm chí trẻ có xu hướng tham gia các hành vi mạo hiểm.

Thuốc lá điện tử đa dạng về kích thước và hình dáng, do vậy có thể xuất hiện dưới dạng ống, USB,… Nếu cha mẹ tìm thấy những vật thể có hình dáng bất thường trong nhà, thì có thể đưa đến Bệnh viện để kiểm tra.

Cha mẹ lưu tâm tới việc xuất hiện mùi lạ bởi thuốc lá điện tử thường có mùi hoa quả hấp dẫn trẻ. Những mùi phổ biến là mùi cam, bạc hà, chanh

Ngoài ra, trẻ có xu hướng lén lút sử dụng cùng với bạn bè, do vậy cha mẹ nên để ý khi trẻ có buổi đi chơi đáng ngờ, tham gia chơi cùng nhóm bạn mới, nhắn tin hay trò chuyện bí mật.

Bộ Y tế đề nghị cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng vì có hại sức khỏe, nguy cơ cao tiềm ẩn và phát sinh các tệ nạn xã hội. Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Y tế, cho rằng quy định cấm phù hợp với xu hướng của các nước trong khu vực, trên thế giới và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trước bối cảnh các sản phẩm thuốc lá mới có nguy cơ cao tiềm ẩn và phát sinh các tệ nạn xã hội.

Hiện ít nhất 32 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử. Tại Australia, nicotine nằm trong danh mục "chất độc dược" và chỉ được sử dụng khi có giấy phép. Khu vực ASEAN có 5 quốc gia cấm hoàn toàn là Thái Lan, Singapore, Lào, Brunei, Campuchia.

Theo Vũ Vũ/Giao Thông

Tin liên quan

Lập bàn thờ tìm nam thanh niên thì thấy thi thể 1 phụ nữ trên sông Sài Gòn

Người dân đang lập bàn thờ, thắp hương tìm kiếm nam thanh niên nhảy cầu Thủ Thiêm 1 thì một...

Cơ sở thẩm mỹ không phép “thu dọn” hiện trường sau khi một nữ khách hàng tử vong

Sở Y tế TP.HCM vừa ghi nhận trường hợp tử vong sau khi phẫu thuật thẩm mỹ đốt mỡ vùng...

Bắt đối tượng đâm tài xế xe ôm cướp tài sản

Để có tiền tiêu xài, Thông đến công viên thuê xe ôm chở đến khu vực vắng để cướp tài...

Khi 13 căn nhà bị sạt lở xuống sông, xáng cạp múc cát bỏ chạy mất

Tính đến trưa nay 6-12, điểm sạt lở bờ sông Cổ Chiên, đoạn qua xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ,...

Ngôi làng bị sét đánh 15 lần/năm, chuyên gia chỉ cách phòng tránh

Theo TS. Nguyễn Xuân Anh, Việt Nam nằm ở tâm dông châu Á (một trong ba tâm dông có hoạt...

TP.HCM: Cô gái 25 tuổi chết sau khi phẫu thuật thẩm mỹ tại KeyBeauty Center

Ngày 6/12, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đang tiếp nhận, làm rõ vụ cô gái 25 tuổi tử vong...

Người đàn ông lấy điện thoại trên tay bé gái gần trụ sở công an

Vào quán nước gần trụ sở công an ở quận Tân Phú (TPHCM), người đàn ông nói bé gái cho...

Tin mới nhất

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh khi nào nên khám bác sĩ?

9 giờ trước

Thụ thai bao lâu thì thai vào tử cung, bạn đã biết chưa?

9 giờ trước

Con trai 17 tháng tuổi của thủ môn Bùi Tiến Dũng nói tiếng Việt, ra dáng truyền nhân tương lai...

9 giờ trước

Các công thức nấu cháo yến mạch trứng gà cho bé ăn dặm ngon

21 giờ trước

Mẹ sau sinh nên ăn gì để có nhiều sữa mà không tăng cân?

21 giờ trước

Ngoài dùng thuốc còn cách nào giảm đau cho bệnh nhân ung thư?

1 ngày 13 giờ trước

Có cách nào phòng tránh bệnh trầm cảm?

1 ngày 13 giờ trước

Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ bất ngờ giữa lão hóa nhau thai và bệnh cơ tim chu sinh...

1 ngày 15 giờ trước

Bí quyết 164 năm của người Thụy Điển để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc, mạnh mẽ

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình