Phụ Nữ Sức Khỏe

Tình trạng thiếu máu nguy hiểm thế nào với bệnh nhân ung thư?

Một số bệnh ung thư gây mất máu, làm giảm số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh được lưu thông, gây thiếu máu.

Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, thiếu máu là sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu hoặc huyết sắc tố trong máu. Thiếu máu cũng có thể là do không đủ số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh được lưu thông.

Dạng thiếu máu phổ biến nhất thường tương đối lành tính. Tuy nhiên, thiếu máu có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư, hoặc một số bệnh nghiêm trọng khác. Trong các trường hợp khác, thiếu máu có thể là tác dụng phụ của liệu pháp chống ung thư. Thiếu máu liên quan đến điều trị ung thư gây ra gánh nặng rất lớn và có thể góp phần gây nên mệt mỏi cực độ trong quá trình điều trị ung thư.

Ung thư có thể gây thiếu máu

Một số bệnh ung thư gây mất máu, làm giảm số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh được lưu thông, gây thiếu máu.

Các tế bào máu được hình thành trong tủy xương. Khi một khối u ác tính tác động đến tủy xương, nó có thể chiếm mất không gian tủy và làm giảm đi khả năng sản sinh tế bào máu mới của cơ thể, dẫn đến thiếu máu. Do các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu đều được tạo ra trong tủy xương, nên không chỉ có hồng cầu bị ảnh hưởng. Trong các bệnh ung thư bắt đầu từ tủy xương như ung thư bạch cầu hoặc ung thư di căn đến tủy từ các vị trí khác, như trong một số u lympho, các tế bào ung thư phát triển nhanh chóng lấn át các tế bào tạo máu khỏe mạnh, gây ra thiếu máu. 

Những người đã bị ung thư hoặc các bệnh mạn tính khác trong một thời gian dài có thể xuất hiện tình trạng thiếu máu do bệnh mạn tính. Điều này được cho là một phần do những thay đổi liên quan các đường truyền hóa học.

Ít phổ biến hơn, ung thư máu và nhiều loại ung thư khác có thể liên quan đến các vấn đề tự miễn gây ra sự tự phá hủy các tế bào hồng cầu. Điều này được gọi là thiếu máu huyết tán tự miễn.

Và đây chỉ là một vài trong số nhiều trường hợp bệnh ác tính có thể liên quan đến thiếu máu.

Thiếu máu có thể gây ra vấn đề gì ở những người bị ung thư?

Cảm thấy rất mệt mỏi là một triệu chứng phát sinh do các tế bào trong cơ thể bạn không thể nhận đủ oxy. Tình trạng thiếu oxy này có thể nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng. Cơ thể bạn cố gắng bổ sung máu bằng cách làm cho tim hoạt động nhiều hơn và mạnh hơn. Vì vậy nếu bạn đã có vấn đề về tim, tình trạng thiếu máu có thể làm cho bệnh nặng hơn.

Ngoài ra thiếu máu cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị ung thư theo kế hoạch. Khi bệnh nhân bị thiếu máu từ một chế độ điều trị nhất định, bác sĩ có thể quyết định cần trì hoãn điều trị ung thư hoặc giảm liều.

Hãy thông báo cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng thiếu máu nghiêm trọng nào sau đây:

- Đau ngực

- Tim đập nhanh

- Sưng ở chân

- Cảm thấy chóng mặt hoặc lâng lâng

- Khó thở khi gắng sức

Điều trị thiếu máu phụ thuộc vào loại thiếu máu bệnh nhân có thể gặp phải, bao gồm các yếu tố như: nguyên nhân chính xác và mức độ nghiêm trọng của bệnh thiếu máu. Tùy thuộc vào các yếu tố này, kế hoạch điều trị có thể bao gồm: thay đổi chế độ ăn uống hoặc bổ sung, truyền máu, thuốc men, các thủ thuật như cấy ghép tế bào gốc máu và tủy, phẫu thuật để điều trị mất máu.
 

Theo Minh Nhật/ Dân Trí

Tin liên quan

4 "bệnh vặt" nhưng có thể cảnh báo ung thư dạ dày

Một tỷ lệ lớn bệnh nhân ung thư dạ dày khi phát hiện tình trạng bệnh thường ở giai đoạn...

Vùng nào trên cơ thể dễ bị ung thư da nhất?

Ung thư da có thể phát triển ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Tuy nhiên, thường xuất...

Món ăn có vị chua nhiều người Việt ưa thích lại là "lá chắn" ung thư

Các lợi khuẩn có trong các thực phẩm lên men đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc...

Những người không nên uống cà phê

Những người bị rối loạn nhịp tim, trào ngược dạ dày, trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai...

Tay chân miệng ở Hà Nội tăng gấp 5 lần cùng kỳ, dự báo tiếp tục "nóng"

Dự báo số ca mắc tay chân miệng và sốt xuất huyết tại Hà Nội có thể tiếp tục gia...

3 lưu ý quan trọng trong bữa ăn của bệnh nhân ung thư

Đảm bảo một tình trạng sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng phù hợp là cơ sở giúp cơ thể...

Kiểu ngồi quen thuộc của nhiều người Việt gây thoái hóa khớp, suy tĩnh mạch

Ngồi bắt chéo chân là một thói quen không tốt và là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh tật....

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

6 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

6 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

21 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

21 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

21 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 1 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 1 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 6 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình