Phụ Nữ Sức Khỏe

Tình huống cực kỳ xấu hổ mà hầu hết mẹ bầu nào cũng phải đối mặt khi chuyển dạ

Nhiều sản phụ sau khi sinh cho biết họ đã vô cùng xấu hổ khi bác sĩ hô rặn đẻ nhưng lại không rặn ra con. Thay vào đó, họ đã rặn ra… phân.

1. Thai nhi tụt xuống sâu và nén trực tràng lại

Trước khi sinh vài tuần, thai nhi sẽ đi vào ống sinh ở tư thế đầu quay xuống dưới(ngôi đầu). Khi tụt xuống vị trí này,  thai nhi sẽ tạo áp lực của thai nhi lên trực tràng, gây ra tình trạng phân bị dồn nén lại. Trong quá trình sinh nở, trực tràng của mẹ bầu sẽ được siết chặt lại bởi những cơn co thắt và khi sản phụ dùng lực để đẩy em bé ra. Phân trong trực tràng theo đó cũng sẽ đi ra ngoài.

2. Hormone prostaglandin làm tăng nhu động ruột

Nếu mẹ bầu bắt đầu đau bụng nhưng không thể sinh nở, sẽ khiến thời gian đẻ kéo dài, dẫn đến thi nhi bị thiếu oxy. Lúc này bác sĩ có thể sẽ phải dùng đến hormone prostaglandin (có tác tác dụng bôi trơn lên ruột) để mẹ dễ dàng sinh nở hơn. Tốc độ nhu động ruột của mẹ sẽ gia tăng và từ đó phân cũng dễ dàng bị đi ra ngoài trong quá trình chuyển dạ.

3. Mẹ không đi đại tiện trước khi sinh

Mẹ bầu dễ bị táo hơn người bình thường. Thế nên, nếu mẹ bầu ăn nhiều nhưng không thể đi đại tiện đều đặn, phân sẽ tích tụ trong ruột và dễ dàng rặn ra phân lúc sinh con.

 Trên đây là 3 tình huống khiến mẹ bầu xấu hổ trong quá trình chuyển dạ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tham khảo 7 kỹ thuật thở sau để quá trình sinh nở được diễn ra thuận lợi hơn.

7 kỹ thuật thở giúp mẹ bầu sinh nở thuận lợi hơn:

1. Thở nhịp nhàng khi chuyển dạ sẽ giúp mẹ bầu giảm căng thẳng và giảm thiểu nhiều biến chứng có thể xảy ra trong quá trình sinh thường.

2. Khi ở giai đoạn hoạt động (cổ tử cung mở từ 4 – 7cm), mẹ bầu nên hít thở nhanh và nông. Cố gắng kiểm soát nó và lặp lại từ “thư giãn” khi hít vào thở ra. 

3. Mẹ bầu nên thử đếm để kiểm soát hơi thở. Đếm đến 5 khi bạn hít vào và lặp lại khi bạn thở ra.

4. Mẹ bầu nên chắc chắn rằng việc hít vào và thở ra của bạn ở cùng một khoảng thời gian và có một khoảng dừng ở giữa.

5. Tốt nhất, mẹ bầu nên hít vào bằng mũi và thở ra qua miệng để thư giãn. Kỹ thuật này hữu ích hơn khi bạn đang trải qua các cơn co thắt mạnh.

6. Nếu mẹ bầu hít vào và giữ hơi thở trong một thời gian dài ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình chuyển dạ thì có thể gây nguy hiểm.

7. Mẹ bầu nên tập luyện các bài tập thở trong suốt thai kỳ để quen với nó và khi cần tự nhiên mẹ sẽ thở đúng cách.

Theo Xuân Quỳnh/Khoevadep

Tin liên quan

Ăn no xong, mẹ bầu chớ dại làm 5 việc kẻo hại mình, hại con

Dưới đây là những thói quen không tốt sau bữa ăn, gây tác hại không nhỏ đến sức khỏe của...

Mẹ mang thai ở "độ tuổi vàng", con sinh ra thông minh vượt trội

Độ tuổi mang thai của mẹ cũng quyết định lớn đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ...

Thai nhi thế nào khi bà bầu xem điện thoại di động nhiều? Câu trả lời khiến mẹ hối hận!

Có lẽ mẹ không biết rằng thai nhi sẽ vô cùng cáu giận nếu mẹ dành quá nhiều thời gian...

Những thực phẩm giúp mẹ bầu sinh con trắng bóc, ai cũng mê

Nếu bạn thường xuyên ăn 4 thực phẩm dưới đây sẽ giúp bé khỏe mạnh trắng hồng từ trong bụng.

5 điều mẹ bầu cần lưu ý khi đi du lịch ngày hè

Trong giai đoạn thứ của thai kỳ, mẹ bầu hoàn toàn đã có thể đi du lịch. Tuy nhiên, chị...

Những biện pháp an toàn giúp mẹ bầu phòng tránh tiền sản giật hiệu quả

Mẹ bầu bị tiền sản giật, có thể dẫn đến hệ quả không tốt tới sức khỏe cũng như sự...

Mẹ bầu khi tắm tuyệt đối đừng kỳ cọ quá mạnh 3 bộ phận này kẻo hại con

Tắm rửa, vệ sinh hằng ngày là vô cùng quan trọng với mẹ bầu. Thế nhưng, nếu kỳ cọ quá...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình