Phụ Nữ Sức Khỏe

Tiểu thư con chủ hãng xe nổi tiếng phố cổ và chuyện đốt lốp xe thắp sáng trong ngày cưới

Từng là tiểu thư đài các, con một chủ gara ô tô nổi tiếng phố cổ, nhưng vì tình yêu bà Lâm quyết định theo chồng về sống ở một làng cổ ngoại thành Hà Nội.

Dù đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vợ chồng ông Lê Hồng Đức (SN 1940) và bà Nguyễn Thị Lâm (SN 1946) vẫn rất khỏe mạnh, minh mẫn và hạnh phúc, vui vẻ bên nhau. Ông Đức chia sẻ, tính đến nay tròn 55 năm hai người nên duyên vợ chồng, những kỷ niệm về ngày tìm hiểu nhau, rồi cả ngày cưới vẫn in đậm trong trí nhớ của cả 2.

Bà Lâm vốn là một người con gái được sinh ra và lớn lên ở phố cổ Hà Nội. Trước đây, gia đình bà có tiếng giàu có khi sở hữu một gara ô tô Mỹ Hào với 14 chiếc, cùng với 5 ngôi nhà mặt phố.

Về phía ông Đức, ngày đó gia đình cũng thuộc diện khá giả nhất ở làng gốm cổ Bát Tràng. Thế nhưng ông lại theo nghề dạy học, đây cũng là cơ duyên để ông quen và sau này nên duyên vợ chồng với bà Lâm – một giai nhân phố cổ ngày đó.

 

Ông Đức kể về mối duyên với tiểu thư xinh đẹp phố cổ Hà Nội.

“Khi tôi dạy học có chơi thân với một người đồng nghiệp, người đó chính là anh trai của vợ tôi bây giờ. Sau khi được mời về nhà chơi, tôi đã phải lòng và yêu bà ấy từ cái nhìn đầu tiên”, ông Đức nhớ lại.

Trong trí nhớ của ông Đức, bà Lâm khi đó rất xinh đẹp và hiền thục, mỗi lần tới nhà chơi ông Đức ngắm nhìn không rời mắt. Chính vì thầm yêu, trộm nhớ người con gái phố cổ đó mà tần suất ông Đức sang nhà đồng nghiệp chơi ngày càng nhiều hơn.

Dù đã có tình cảm trong lòng, nhưng do lễ nghi ngày đó còn rất khắt khe nên ông Đức không dám thổ lộ tình cảm. Còn bà Lâm, vốn được bố mẹ dạy bảo nghiêm khắc từ nhỏ nên vô cùng lễ phép mỗi khi có khách đến nhà chơi.

“Ngày đó, ngoài đi học chị em tôi phải ở nhà không được đi đâu. Khi có khách đến nhà thì phải ra chào hỏi rồi lui về nhà sau, chứ không được ngồi ở phòng khách. Vì thế, tôi không hề biết ông ấy (ông Đức) có tình cảm và để ý đến mình. Mãi sau khi nhận được lá thư tay, tôi mới biết là ông ấy có tình cảm với mình”, bà Lâm kể lại.

Bà Lâm cho biết, mãi sau này bà mới biết ông Đức có tình ý đến mình.

Kể từ đó, hai người tìm hiểu nhau qua những bức thư tay và yêu nhau lúc nào không biết. Qua nói chuyện và tìm hiểu tính cách, bà Lâm nhận ra chàng thầy giáo tiểu học ấy thật lòng yêu mình và có tính cách khiêm nhường, đức độ.

Năm 1966, do chiến tranh, xí nghiệp nơi bà Lâm làm việc phải chuyển sơ tán lên Hòa Bình, vì thế mỗi lần muốn về thăm nhà gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để thầy giáo trẻ Lê Hồng Đức thể hiện tình yêu với người mình yêu.

Bà Lâm vẫn còn nhớ mãi lần ông Đức đưa bà từ nhà ra nơi bắt xe để lên xí nghiệp ở Hòa Bình. “Khi đó trời còn chưa sáng rõ, đạp xe ra đến cầu Chương Dương thì xe bị hỏng, tôi cứ lẽo đẽo bước theo ông ấy, cách nhau một chiếc xe đạp. Dù khi đó là cơ hội tốt để giãi bày tình cảm, nhưng ông ấy không dám một lần cầm tay tôi. Qua lần đó, tôi càng tin tưởng con người của ông ấy hơn”, bà Lâm chia sẻ.

Hai vợ chồng nhớ lại kỷ niệm ngày cưới của mình.

Dù vậy, bà Lâm vẫn chưa quyết định gửi gắm cuộc đời mình cho ông Đức. Phải đến một lần khi bà bị ốm ở trên xí nghiệp, biết tin, ông Đức không quản ngại đường sá xa xôi, đạp xe từ Hà Nội lên Hòa Bình chỉ để mang lên cho người mình yêu chục trứng gà, rồi vội vàng đạp xe về trường dạy học. Kể từ lần đó, bà Lâm đã có quyết định về “đấng phu quân” mà mình sẽ trao thân gửi phận.

Năm 1968 hai người tổ chức đám cưới ở Hà Nội. Do là thời điểm chiến tranh, nên ngày tổ chức đám cưới được chọn vào đúng Noel (địch sẽ không bắn phá miền Bắc). Đều là con của gia đình có điều kiện, nhưng đám cưới của ông Đức bà Lâm không cỗ bàn, không hoa, không ca nhạc…

“Nơi tổ chức đám cưới chúng tôi mượn hội trường nơi vợ đang công tác. Cả đám cưới chỉ có 2 cân kẹo bánh và 5 bao thuốc lá. Tối hôm đó đang diễn ra đám cưới thì mất điện toàn khu vực, hôn trường chìm trong bóng tối.

Để hôn lễ tiếp tục diễn ra, mọi người đi lấy lốp xe hỏng cắt nhỏ để tạo ánh sáng. Lốp xe cháy khét lẹt cả hôn trường, nhưng rồi đám cưới cũng xong. Sự cố ấy đúng ngày trọng đại, nên sẽ mãi là kỷ niệm không thể nào quên của vợ chồng tôi”, ông Đức tâm sự

Hai vợ chồng ông Đức vui vầy bên con cháu và đã có thời gian 55 sinh sống bên nhau.

Sau đám cưới, vợ chồng ông Đức ai về cơ quan đó để tiếp tục công việc. Cả tuần hai vợ chồng chỉ kịp đoàn tụ vào chủ nhật. Từ năm 1969 đến năm 1975, hai vợ chồng bà Lâm sinh 3 người con. Trong 3 lần sinh nở, bà Lâm nhớ nhất lần đứa con thứ 2 chào đời. Khi đó, nước lũ dân cao, ở viện về ông Đức phải chèo thuyền đưa vợ lên gác 2. Thời gian ở cữ, hàng ngày người chồng phải bơi thuyền đi mua đồ ăn về cho vợ.

Thời gian thấm thoắt đã hơn 50 năm, các con của ông Đức, bà Lâm đều học hết đại học rồi về quê phát triển nghề gốm. Còn bà Lâm kể từ khi sinh xong người con thứ 3 cũng xin nghỉ công nhân về nhà, dành thời gian chăm chút gia đình, chồng con. “Sống với nhau hơn nửa thế kỷ, tôi chẳng có gì hối tiếc cả. Dù trải qua bao sóng gió nhưng tôi biết mình đã không chọn nhầm chồng”, bà Lâm nói về quyết định của mình.

Theo Lê Phương/Thoidaiplus

Tin liên quan

Bố chú rể và mẹ cô dâu biến mất ngay trước đám cưới, sự thật khiến ai cũng ngã ngửa

Kế hoạch đám cưới của đôi trẻ đã tan vỡ vì bố chú rể và mẹ cô dâu đột nhiên...

Đám cưới siêu lây nhiễm: Chú rể chết vì Covid-19, 100 khách mời mắc bệnh

Một đám cưới ở Ấn Độ đã trở thành sự kiện siêu lây nhiễm khi chú rể mắc Covid-19 và...

Làm đám cưới bất chấp dịch COVID-19, 2 người chết, 30 người nhiễm bệnh

Sau đám cưới, các thành viên trong gia đình cô dâu chú rể từng người một đã ngã bệnh, nhiễm...

"Siêu lừa" điển trai cuỗm hơn 19 tỷ đồng, thuê ê kíp từ TP.HCM ra Hải Phòng làm đám cưới...

Thấy chị Hoa có nhan sắc xinh đẹp, Long đã lân la làm quen và đưa cô gái trẻ vào...

Cặp đôi kết hôn sau 18 ngày quen trên mạng: Nhà gái bất ngờ hủy đám cưới

18 ngày nói chuyện qua mạng, 3 lần gặp gỡ ngoài đời và lần ra mắt đầu tiên cũng là...

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

Cây khế là loại cây có nhu cầu dinh dưỡng trung bình cao. Cây trưởng thành nên được bón phân...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

14 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

14 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 4 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 4 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 4 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 9 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 9 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 13 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình