Phụ Nữ Sức Khỏe

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 vẫn có thể nhiễm bệnh: BS chỉ ra 4 yếu tố làm tăng nguy cơ

Rất nhiều người cho rằng việc tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 có thể giúp chúng ta không bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, điều này là không đúng.

Trên thế giới hiện nay có khoảng 31,5% dân số đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, không có loại vắc xin nào hiệu quả 100%. Vậy nên dù đã tiêm đủ 2 mũi thì bạn vẫn có thể nhiễm bệnh.

TS.BS Phạm Quang Thái – Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho rằng vắc xin Covid-19 không đem lại sự bảo vệ tức thì. Ít nhất 12 – 14 ngày sau khi tiêm mũi đầu tiên, cơ thể mới bước đầu có tác dụng. Sau tiêm mũi thứ 2, vắc xin Covid-19 đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu từ một tháng trở lên.

Theo BS Thái người được tiêm vắc xin Covid-19 vẫn nhiễm bệnh nhưng lây thứ cấp từ những người nhiễm bệnh đã được tiêm vắc xin Covid-19 hầu như không có. Việc tiêm vắc xin là để phòng thể nặng, đặc biệt là với nhóm người có nguy cơ như mắc bệnh lý nền, người mắc bệnh đặc biệt, người cao tuổi,… đồng thời phòng ngừa lây nhiễm.

Cũng cùng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương - cho rằng: "Những người được tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 vẫn có tỉ lệ mắc bệnh nhất định. Do đó, vaccine vẫn chưa thể thay thế nguyên tắc 5K của Bộ Y tế. Đây cũng là lý do chúng ta phải tiếp tục thực hiện chủ trương vaccine kết hợp 5K theo khuyến cáo”.

Một nghiên cứu cho thấy, khoảng 0,2% dân số (1/500 người) bị nhiễm Covid-19 sau khi tiêm chủng.

Có 4 yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh dù đã tiêm vắc xin

Các nhà khoa học Vassilios Vassiliou, Ciaran Grafton-Clarke và Ranu Baral đã chia sẻ 4 yếu tố khiến một người đã tiêm vắc xin có nguy cơ nhiễm Covid-19:

Loại vắc xin

Trên thế giới hiện nay có nhiều loại vắc xin phòng Covid -19. Những loại vắc xin có hiệu lực cao như Pfizer, Moderna cũng chỉ có hiệu lực là 95%, 94% chứ không được 100%.

Trong khi đó, có những loại vắc xin hoạt động kém hơn chẳng hạn như Johnson & Johnson và AstraZeneca hiệu lực chỉ đạt khoảng 66% và 70%. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ do vắc xin AstraZeneca cung cấp tăng lên 81% nếu khoảng cách giữa các liều dài hơn.

Thời gian sau tiêm

Bạn nhận được khả năng bảo vệ tốt nhất 2 tuần sau khi tiêm mũi thứ 2. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng giảm dần theo thời gian. Đây là lý do mà hiện có khoảng 10 nước đang có kế hoạch tiến hành mũi tiêm nhắc lại sau 6 – 8 tháng.

Các biến thể

Virus lưu hành lâu có khả năng đột biến. Một số biến thể của virus SARS-CoV-2 như Alpha và Delta lan truyền dễ dàng hơn trong cộng đồng.

Khi đối mặt với biến thể Alpha, dữ liệu ghi nhận 2 liều vắc xin Pfizer có khả năng bảo vệ kém hơn một chút, giảm 93% nguy cơ mắc các triệu chứng Covid-19. Đối với biến thể Delta, mức độ bảo vệ giảm hơn nữa, xuống còn 88%.

Sau khoảng 4-5 tháng, chỉ số trên còn 77%.

Hệ miễn dịch

Sở dĩ người già, người có bệnh nền được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên bởi họ thường có hệ miễn dịch suy yếu. Nhóm đối tượng ưu tiên đã được tiêm chủng vào 8 tháng trước nên hiệu quả của vắc xin đã suy yếu khiến họ dễ bị Covid-19 hơn.

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

Sau tiêm vắc xin, sốt hay không sốt tốt hơn? Sốt trên 39 độ có nguy hiểm không? BS giải...

Nhiều người cho rằng sau khi tiêm vắc xin thì phải sốt hoặc có một tác dụng phụ nào đó...

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Test nhanh ở khu dân cư, cẩn thận kẻo thành ổ dịch

Khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm ở khu dân cư, cần đặc biệt cẩn trọng. Kẻo có thể trở...

Những thuốc được dùng cho trẻ mắc Covid-19 điều trị tại nhà

Bác sĩ Dư Tuấn Quy cho biết, khi trẻ mắc Covid-19 điều trị tại nhà chỉ nên dùng thuốc giảm...

Những dấu hiệu bất thường khi ngủ âm thầm cảnh báo gan của bạn đang gặp vấn đề lớn, cần...

Nếu bạn thường gặp phải những dấu hiệu này khi ngủ thì nên đi kiểm tra sớm vì có thể...

4 thói quen sau khi tắm mà anh em cần bỏ ngay, vừa tổn thương dương khí vừa hại sức...

Tắm rửa là việc vệ sinh cá nhân hàng ngày mà ai cũng phải làm, tuy nhiên, ngay sau khi...

Những phương pháp cực đơn giản giúp tránh bị đột quỵ vào buổi sáng

Làm 3 hành động này trước khi rời khỏi giường có thể giúp bạn tránh được nhiều rủi ro nguy...

Phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa thường có 3 thói quen xấu khi mặc đồ lót, thay đổi gấp...

Chị em cần tránh mắc phải những sai lầm dưới đây để không gây viêm nhiễm phụ khoa và tăng...

Tin mới nhất

Giải cứu 3 cô gái ở Sóc Trăng bị lừa lấy chồng, đi làm việc với lương cao rồi bán...

9 giờ trước

Nhiều người trẻ sợ giao tiếp, ngại yêu đương: Hóa ra không phải lười mà vì mắc vấn đề tâm...

9 giờ trước

Trước giờ G, lộ diện cận cảnh bên trong không gian tiệc cưới xa hoa của tiền vệ Quang Hải:...

9 giờ trước

Cô dâu Chu Thanh Huyền lộ diện nhan sắc xinh đẹp ngọt ngào, chú rể Quang Hải ân cần chỉnh...

9 giờ trước

15 học sinh ở Quảng Ngãi bị ngộ độc khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc trước cổng trường

9 giờ trước

Nóng: Hà Nội công bố thi ba môn vào lớp 10 năm 2024

9 giờ trước

Quảng Trị: Giông, lốc xoáy mạnh khiến hàng chục nhà dân bị tốc mái

9 giờ trước

Chú rể Quang Hải xuất hiện cực bảnh bao, nở nụ cười tươi rói, rước dâu bằng xe hoa 14...

18 giờ trước

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa dông do đón không khí lạnh yếu

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình