Bác sĩ Trần Tuấn Vũ, chuyên khoa Thận chia sẻ với trang Ettoday (Đài Loan, Trung Quốc) về một trường hợp: Cô Châu đưa cậu con trai 7 tuổi đến gặp bác sĩ và phàn nàn rằng, bộ sinh dục của cậu rất nhỏ, chỉ dài 1cm. Ngoài ra sau khi hỏi tỉ mỉ, bác sĩ cũng được biết, cô Châu còn có cô con gái 9 tuổi cũng đã phát triển ngực và có kinh nguyệt, điều bất ngờ là cả 2 đứa trẻ này đều sinh non. Sau đó, bác sĩ đã kiểm tra nồng độ chất hóa dẻo trong nước tiểu của 2 đứa trẻ, kết quả đều có giá trị cao gấp 3 bình thường.
Bác sĩ Trần Tuấn Vũ
Được biết, cô Châu quá bận nên buổi tối không có thời gian nấu ăn ở nhà, mỗi lần đi làm về cô đều mua thức ăn ở bên ngoài, và tất cả đều đựng trong túi nilon cho thuận tiện, kể cả súp nóng.
Chính việc thường xuyên tiếp xúc với chất hóa dẻo trong túi nilon đã gây ra những hậu quả khôn lường. Bác sĩ Trần Tuần Vũ suy đoán, chất hóa dẻo trong túi nilon khi đựng thức ăn nóng đã nhiễm vào đồ ăn, sau đó xâm nhập vào cơ thể và ảnh hưởng tới nội tiết. Do đó, nội tiết tố nữ của cậu con trai đã ức chế nội tiết tố nam, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của các đặc điểm sinh dục thứ cấp.
Muôn vàn nguy hiểm từ thói quen dùng túi nilon
Túi nilon vừa tiện lợi lại rẻ, đựng hết tào phớ, nước đậu, canh nóng… bày bán công khai cho tiện. Nhiều khi bán đã cả tiếng đồng hồ nhưng cầm vào những túi đồ ăn vẫn nóng bỏng, nhiều túi còn ngửi rõ mùi nồng nồng của nhựa, đặc biệt các túi có màu.
Bác sĩ Trần Tuấn Vũ chia sẻ: "Túi nilon có 2 loại, loại thứ nhất được sản xuất từ 100% các hạt nhựa PV và PP nguyên sinh từ dầu mỏ nguyên chất, không gây độc hại cho người sử dụng. Loại thứ hai là túi nilon tái chế từ nhiều sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, có cả lọ tẩy bồn cầu, thùng sơn… Loại nhựa thủ công này sẽ hấp thu các kim loại nặng như cadimi, chì... trong quá trình tái chế, đây đều là những chất gây ra bệnh ung thư".
Tác hại của túi nilon khi đựng thức ăn nóng rất lớn
Ngoài ra, nếu dùng túi nilon từ nhựa tái chế không sạch sẽ lẫn cả mầm bệnh và vi khuẩn. Không những thế, khi sản xuất túi còn được thêm màu và phụ gia để chống dính khiến kim loại nặng cũng như vi khuẩn lẫn trong nhựa sẽ trực tiếp vào cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nguyên nhân bắt nguồn từ cơ chế lây nhiễm và phôi nhiễm khi nilon gặp nhiệt độ cao.
Thậm chí, quá trình thôi nhiễm chất độc từ túi nilon diễn ra mạnh hơn khi chịu tác động lớn của nhiệt. Khi đựng thực phẩm nóng ở nhiệt độ 78 đến 80 độ C sẽ khiến các chất phụ gia trong túi nilon gây ra phản ứng, nhiễm chất độc vào thức ăn. Một trong những chất đó chính là DOP (dioctin phatalat). Loại chất này giống như hormone nữ gây hại cho nam giới, đặc biệt là trẻ em có cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn chỉnh. Nhiễm chất này lâu dài khiến các bé trai sẽ bị nữ tính hóa, bé gái dậy thì sớm.
Để bảo vệ sức khỏe và tránh những hệ lụy không đáng có, bác sĩ Vũ đặc biệt lưu ý không dùng màng bọc thực phẩm bằng nilon đậy lên bề mặt thức ăn khi hâm nóng trong lò vi sóng. Nguyên nhân bởi, khi thức ăn bị quay nóng trong lò vi sóng với nhiệt độ từ 300 đến 500 độ C sẽ khiến màng bọc nilon bị chảy nhẽo, những chất này sẽ bám vào thức ăn, trực tiếp vào cơ thể người qua đường miệng. Nên hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn (nếu có thể) việc sử dụng túi nilon, chỉ nên dùng các loại đồ dùng làm từ sứ, thủy tinh hoặc các vật liệu thân thiện với môi trường như túi giấy, túi mây tre đan...
Nếu trong trường hợp bắt buộc phải dùng, nên chọn các loại túi không màu hoặc có màu sắc sáng tươi, có độ trong và độ bóng cao, bề mặt của sản phẩm không bị xước cũng như bị nhám. Hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon cũng như đồ nhựa để đựng thức ăn nóng, chua, cay…