Phụ Nữ Sức Khỏe

Thuốc lá điện tử nguy hiểm hơn nhiều thuốc lá truyền thống

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên cho biết, hút thuốc lá điện tử không mang lại lợi ích sức khỏe gì, hít vào người là hít vào đường hô hấp, hấp thu gần như 100% giống như tiêm thuốc thẳng vào tĩnh mạch.

Nhiều hệ lụy khi sử dụng thuốc lá điện tử

Sáng 23/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.

Chia sẻ bên lề hội nghị, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) khẳng định: "Thuốc lá điện tử là một sản phẩm gây hại. Nó không phải thức ăn, nước uống, không phải là thuốc chữa bệnh, chỉ mang tính chất giải trí nhưng tác hại của nó vô cùng lớn". 

Hầu như tuần nào trung tâm cũng tiếp nhận các ca ngộ độc thuốc lá điện tử. Trường hợp gần đây nhất là một trẻ nam, 17 tuổi, hút cả thuốc lá thường và thuốc lá điện tử, nhập viện ngày 21/11. 

Sản phẩm thuốc lá điện tử bệnh nhân sử dụng có hình dáng bên ngoài giống như một hộp sữa (Ảnh: N.P).

Bệnh nhân nhập viện với trạng thái hoảng hốt, có biểu hiện rối loạn ý thức, không thể giao tiếp, kích động co giật, kích thích, vã mồ hôi. Đây là các triệu chứng điển hình của tình trạng ngộ độc. 

TS Nguyên cho biết, hàm lượng nicotine trong thuốc lá điện tử cao hơn rất nhiều lần so với thuốc lá thông thường. Đây là chất độc, khả năng gây nghiện cao.Theo một nghiên cứu trên thế giới vào năm 2018, ước tính cứ 1 người bỏ được thuốc lá khi dùng thuốc lá điện tử thì có thêm 80 trẻ vị thành niên nghiện nicotine. 

Ngoài ra, các loại thuốc lá điện tử chứa rất nhiều loại hóa chất, đều là các hóa chất nhân tạo tổng hợp với số lượng khổng lồ, thay đổi các hóa chất liên tục. Điều này làm phát sinh loạt bệnh/ngộ độc mới nổi, thậm chí y học chưa biết. Bên cạnh đó, nó còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. 

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: Trần Minh).

"Thuốc lá điện tử chứa quá nhiều chất, phức tạp hơn cả thuốc lá truyền thống. Nó còn là nơi "núp bóng" của ma túy thế hệ mới, cần sa tổng hợp. Hiện nay cần sa tổng hợp chủ yếu tồn tại dưới dạng thuốc lá điện tử, một số ít tồn tại dưới dạng cỏ Mỹ", TS Nguyên nhấn mạnh. 

Theo bác sĩ, thuốc lá điện tử khó xét nghiệm, khó kiểm tra, chứa toàn các loại hóa chất mới, độc tính rất mạnh, không khác gì ma túy đá, thậm chí còn phức tạp hơn.

"Có quá nhiều vấn đề bệnh tật liên quan đến thuốc lá điện tử. Chúng ta hít vào người là hít vào đường hô hấp, hấp thu gần như 100% giống như tiêm thuốc thẳng vào tĩnh mạch, tiêm hóa chất trực tiếp vào máu", TS Nguyên nói. 

Việt Nam cần cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử dưới mọi hình thức

"Thuốc lá điện tử mới chỉ ở giai đoạn đầu nhưng đã ở giai đoạn nở rộ, "nước đến tận chân, tận nhà", "giặc đến nhà". Nó hoàn toàn có hại nên phải cấm tuyệt đối để bảo vệ thế hệ trẻ tương lai", TS Nguyên nhấn mạnh. 

Bên cạnh đó, các sản phẩm thuốc lá mới còn làm tăng nguy cơ bắt đầu hút thuốc lá điếu ở giới trẻ, cản trở nỗ lực giảm sử dụng thuốc lá. Các sản phẩm này tiếp cận chủ yếu đến người trẻ, chưa sử dụng thuốc lá bao giờ.

Trên thị trường còn rất nhiều sản phẩm thuốc lá điện tử được thiết kế nhỏ gọn, bắt mắt, đóng gói như sữa, kẹo, đồ chơi, USB, thỏi son, nhiều hương vị (1.800 hương vị) có thể gây nghiện và giá rẻ.

Các chuyên gia đề xuất Việt Nam nên cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử (Ảnh: Trần Minh).

Theo Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế, thuốc lá điện tử là sản phẩm có hại cho sức khỏe và đang có thực trạng trà trộn ma túy. Đây là sản phẩm gây nghiện. Thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh, sinh viên có tăng lên nhưng chưa phải là phổ biến. Vì thế, chúng ta phải ngăn chặn ngay khi còn có thể ngăn ngừa được. 

Việt Nam cần cấm hoàn toàn dưới mọi hình thức mua bán, sản xuất, nhập khẩu đối với các sản phẩm mới này (thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha). 

Đồng thời, cần tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá mới và ngăn chặn việc bắt đầu sử dụng thuốc lá mới tại Việt Nam, chú trọng đến trẻ em. Đồng thời, tăng cường và nỗ lực hơn trong phòng chống buôn lậu thuốc lá mới, kinh doanh, quảng cáo bất hợp pháp trên môi trường mạng.

Hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn tới 8 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới (trong đó có khoảng 1 triệu ca tử vong do hút thuốc thụ động).

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổn thất kinh tế toàn cầu do thuốc lá gây ra mỗi năm là 1.400 tỷ USD. Thuốc lá cũng là nguyên nhân làm cho rừng bị tàn phá và ô nhiễm môi trường.

Ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết, hàng năm, có khoảng 5% diện tích rừng bị phá để trồng cây thuốc lá, cũng như lấy gỗ để sấy thuốc lá. Ước tính, mỗi năm cần 18 tỷ cây xanh để làm củi sấy thuốc lá. 

Việc sử dụng thuốc lá, thải ra môi trường mỗi năm khoảng từ 3.000 đến 6.000 tấn formaldehyde, từ 12 nghìn đến 47 nghìn tấn nicotine và từ 300 đến 600 triệu kilogram chất thải độc hại của các mẩu thuốc lá.

Theo Nam Phương/Dân Trí

Tin liên quan

Câu đố: Tìm 7 người tuyết trong khung cảnh ngày lễ Giáng sinh, nếu phát hiện dưới 10 giây, bạn...

Bất cứ ai có thể tìm thấy tất cả 7 người tuyết trong vòng 10 giây hoặc ít hơn đều...

Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng: Bầu trời phủ sương trắng hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng sức...

Thời tiết hanh khô đang khiến chất lượng không khí tại Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc những...

Chồng bị phạt 7,5 triệu đồng, buộc xin lỗi công khai vì đánh vợ nhập việc cấp cứu

UBND TP. Thanh Hóa vừa có quyết định xử phạt hành chính số tiền 7,5 triệu đồng đối với ông...

Chất lượng không khí Hà Nội ô nhiễm rất nghiêm trọng, AQI vượt mức quy định và gây hại cho...

Theo hệ thống theo dõi chất lượng không khí PAM Air phần lớn các điểm đo cho thấy, chất lượng...

Thừa Thiên Huế cảnh báo tái diễn mưa lũ, nhiều vị trí nguy cơ sạt lở

Theo dự báo, tại Thừa Thiên Huế tiếp tục có mưa lớn, nguy cơ ngập lụt diện rộng kể từ...

Từ ngày 1/12, một thay đổi quan trọng đến GPLX, hàng triệu người cần phải chú ý

Đầu tháng 12 tới đây, sẽ có sự thay đổi liên quan đến việc cấp mới, cấp lại cấp...

Bụi mịn ô nhiễm bao phủ cả bầu trời Hà Nội

Tính đến 14h ngày 22/11, lớp bụi mịn dày đặc vẫn bao trùm khu vực nội thành Hà Nội. Các...

Tin mới nhất

Chiên xong đừng vội ăn ngay, làm thêm bước này món cá ngon gấp 10 lần

17 giờ trước

Cách làm tai heo ngâm chua ngọt ăn là ghiền

17 giờ trước

Được mệnh danh là 'thuốc quý trị bệnh phụ nữ', phòng được cả đột quỵ: Loại cỏ mọc khắp Việt...

22 giờ trước

Loại củ được người Hàn, Nhật coi là 'báu vật' vì bổ như nhân sâm, ở Việt Nam lăn lóc,...

22 giờ trước

Làm bánh cookies dừa giòn tan thơm phức siêu dễ bằng nồi chiên không dầu

22 giờ trước

Cách làm cơm gà Hội An nhanh, dễ lại ngon vô cùng

1 ngày 12 giờ trước

Quen thuộc ngay trong vườn nhà lại được ví là loại 'rau thuốc', tốt cho sức khỏe, được người Nhật...

1 ngày 17 giờ trước

Một loại quả ăn vỏ còn tốt hơn ruột nhưng nhiều người vẫn không biết mà vứt bỏ: Là "thuốc"...

1 ngày 17 giờ trước

Cách làm kem cốm dẻo mịn thơm mát giải nhiệt ngày nóng

1 ngày 17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình