Phụ Nữ Sức Khỏe

Thuốc kháng sinh giả tràn lan thị trường, bác sĩ cảnh báo nguy cơ 'bệnh chồng bệnh', thậm chí tử vong

Thuốc kháng sinh là loại thuốc bị làm giả nhiều nhất, chiếm khoảng 28% số lượng thuốc giả trên toàn cầu, ước tính kháng sinh giả chiếm khoảng 5% thị trường kháng sinh toàn cầu.

Theo thông tin từ Thanh Niên, Cục Quản lý dược (QLD), Bộ Y tế đã nhận được báo cáo từ Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Thái Bình về kết quả thử nghiệm thuốc trên nhãn có ghi: "viên nén Clorocid TW3 (Cloramphenicol 250 mg), SĐK: VD-25305-16, Công ty CP Dược phẩm Trung ương 3, đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên, số lô 0603, NSX 11/8/2022, HD 11/8/2025", không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định tính, định lượng và độ hòa tan.

Theo báo cáo của Công ty CP Dược phẩm Trung ương 3, từ ngày 16.9.2019 đến nay, công ty này không sản xuất bất kỳ lô thuốc nào với viên nén Clorocid TW3 (Cloramphenicol 250 mg) nêu trên. Như vậy, các sản phẩm trên nhãn ghi viên nén Clorocid TW3 (Cloramphenicol 250 mg), SĐK VD-25305-16, có ghi ngày sản xuất từ sau 15/9/2019, là thuốc giả.

Ảnh minh họa: Internet

Tương tự, qua kiểm nghiệm, mẫu thuốc có nhãn ghi viên nén "Tetracyclin TW3 (Tetracyclin hydroclorid 250 mg), SĐK VD-28109-17, Công ty CP Dược phẩm Trung ương 3, đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên, số lô: 0320, NSX 8/4/2022, HD 8/4/2025", cũng không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định tính, định lượng và độ hòa tan. Theo báo cáo của Công ty CP Dược phẩm Trung ương 3, từ 1/1/2021 đến nay, công ty không sản xuất lô thuốc viên nén Tetracyclin TW3 nào có quy cách đóng gói lọ 400 viên. Như vậy, các sản phẩm trên nhãn ghi viên nén Tetracyclin TW3 (Tetracyclin hydroclorid 250mg), SĐK VD-28109-17, lọ 400 viên, ghi ngày sản xuất từ sau 1.1.2021 đến nay là thuốc giả.

Cục QLD đề nghị sở y tế các tỉnh, thành thông báo tới các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng 2 lô thuốc nêu trên.

Ảnh minh họa: Internet

Dẫn tin từ Sức khỏe Đời sống, khi dùng phải kháng sinh giả tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. 

Gây thất bại điều trị, thậm chí có thể tử vong

Kháng sinh được sử dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Khi dùng phải thuốc giả (không có hoạt chất hoặc chứa dược chất không đủ hàm lượng), không đủ nồng độ diệt được vi khuẩn, sẽ không có tác dụng điều trị bệnh mà còn đẩy mạnh quá trình phát triển bệnh tật (gây biến chứng, tử vong), trong khi cả bác sĩ và người bệnh đều cho rằng đã sử dụng đúng loại thuốc.

Một số thuốc sản xuất tại cơ sở không hợp vệ sinh có chứa vi khuẩn và nấm mốc, người bệnh có thể bị dị ứng/phản ứng với các thành phần trong thuốc như chóng mặt, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, sốc phản vệ… ảnh hưởng đến tính mạng. Chẳng hạn như thuốc kháng sinh giả dạng tiêm chứa metanol, có thể là nguyên nhân gây viêm tụy, mù lòa, hôn mê, suy tuần hoàn, thậm chí là tử vong.

Gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh kém chất lượng, không đủ hàm lượng hoạt chất có thể dẫn đến không đủ liều kháng sinh, làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh. Khi đó, kháng sinh sẽ mất dần tác dụng khiến thời gian điều trị bệnh kéo dài, chi phí điều trị tăng cao…, tính mạng người bệnh bị đe doạ, thậm chí có thể tử vong ngay cả khi bị các nhiễm khuẩn thông thường.

Sử dụng thuốc kháng sinh giả có thể khiến các bác sĩ mất niềm tin vào thuốc và do đó lựa chọn sử dụng kháng sinh phổ rộng để điều trị nhiễm trùng. Điều này có thể dẫn đến mất hiệu quả của các loại thuốc tương đối rẻ tiền, thúc đẩy việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh đắt tiền hơn mà bệnh nhân ở các nước đang phát triển không đủ khả năng chi trả.

 

Tuệ Anh (TH)

Tin liên quan

Người mẫu Phương Anh qua đời ở tuổi 36: Các bệnh lý tim mạch nguy hiểm thế nào?

Các bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não…) đang...

Thực phẩm có hại nên tránh khi bạn mắc chứng lo âu, trầm cảm

Cà phê, nước tặng lực, rượu bia… là những thực phẩm bạn nên tránh khi mắc chứng lo âu, trầm...

TPHCM: Căn bệnh làm 820.000 người tử vong/năm có số ca mắc tăng báo động

Tính đến tuần thứ 29, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM tiếp nhận điều trị 316 trường hợp mắc căn...

Máy làm kem bị ô nhiễm khiến 3 người thiệt mạng vì nhiễm khuẩn

Ba người đã chết và ba người khác phải nhập viện sau khi uống sữa lắc bị nhiễm vi...

Đau răng 2 tuần, sốt cao liên tục, người đàn ông phải mổ cấp cứu khẩn

Nam bệnh nhân đau răng 2 tuần, tự điều trị kháng sinh, tuy nhiên bệnh không thuyên giảm, sốt...

Nguyên nhân không thể ngờ khiến nhiều trẻ em phơi nhiễm chì

Một nghiên cứu vừa công bố tên tạp chí BMC Public Health cảnh báo một nguồn phơi nhiễm chì bất...

Những điều cần biết về biến thể mới BA.2.86

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ...

Tin mới nhất

WAFT - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức

7 giờ trước

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...

8 giờ trước

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp

8 giờ trước

Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...

8 giờ trước

TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết

10 giờ trước

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 12 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 12 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

2 ngày 3 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

2 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình