Người Ấn Độ quan niệm rằng, một phụ nữ mang thai ăn cho hai người, một cho chính mình, và một cho đứa trẻ trong bụng. Đây không chỉ là một câu nói vui mà chứng minh một điều rằng, mỗi loại thực phẩm người mẹ ăn khi mang thai đều ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe thể chất và tinh thần của đứa trẻ sau này. Vì vậy, người mẹ mang thai luôn cần phải cẩn trọng khi tiếp xúc với các loại thực phẩm.
Trang feminiya.com cung cấp cho bạn một số lưu ý về một các loại thực phẩm nên hay không nên ăn trong quá trình mang thai. Cùng tham khảo nhé:
1. Nên cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin:
Một người mẹ mang thai cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn và nên tránh xa các loại thực phẩm chứa chất béo. Vitamin rất cần thiết trong thời gian này, bạn nên bổ trợ số lượng vitamin đủ theo tư vấn của bác sĩ, không nên quá lạm dụng vì có thể gây hại cho thai nhi sau này.
2. Các loại rau xanh:
Tiêu thụ các loại rau và trái cây rất quan trọng cho sức khỏe của người mẹ mang thai. Bạn có thể ăn cả trái cây tươi và uống nước trái cây đóng hộp. Bạn nên ăn các loại rau màu xanh lá cây như: súp lơ, bắp cải, rau bina, bầu… Nhớ là luôn phải giữ chế độ ăn cân bằng, tránh ăn cùng một loại rau trong nhiều lần.
Giảm ăn đu đủ, ớt, cà tím, cần tây... Nếu bạn đã từng phá thai thì tốt nhất là tránh chúng trong quá trình mang thai mới.
Mỗi ngày, bạn nên ăn ít nhất 2 loại trái cây và 3 loại rau quả. Nên chọn loại trái cây có giàu vitamin C như táo và cam.
3. Trái cây:
Chuối, xoài (chín), hạt điều, nho (màu đen), mơ và chà là đều là những loại có lợi cho sức khỏe trong quá trình mang thai. Bạn có thể ăn bơ, mật ong, và đồ ngọt làm từ đường thốt nốt… với số lượng nhỏ, nhưng đừng dùng chúng thường xuyên.
4. Gạo và lúa mì:
Bạn hoàn toàn có thể tiêu thụ các sản phẩm từ gạo và lúa mì trong quá trình mang thai. Nếu bạn bị đầy hơi hoặc táo bón thì nên tránh ăn đậu và các loại ngũ vì chúng rất khó tiêu hoá. Thay vào đó, hãy chọn các loại rau củ màu xanh lá cây chứa nhiều chất xơ và protein, sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
5. Canxi:
Canxi rất cần cho thai nhi phát triển khoẻ mạnh. Ăn các sản phẩm từ sữa như phô mai và sữa chua sẽ tốt cho mẹ và bé trong giai đoạn mang thai.
6. Cá:
Ăn cá ít nhất hai lần một tuần nhưng không nên dùng nhiều hơn hai khúc cá. Bạn có thể ăn cá hồi, cá ngừ, cá mòi và cá thu (cá tươi, không dùng loại đóng hộp).
7. Hãy thận trọng với các thực phẩm sau:
Những món ăn như pizza, sữa đông, bánh sandwich, cà chua, pancakes… có khả năng làm tăng tính axit trong cơ thể. Nếu bạn không quá có vấn đề về vị chua, bạn vẫn có thể ăn chúng ở số lượng hạn chế.
Bạn cũng có thể ăn thịt cừu, trứng, thịt gà, kem, đồ uống lạnh, cà phê và trà với số lượng cố định, nhưng không dùng nhiều.
8. Tuyệt đối tránh các chất cồn và thức ăn nhanh:
- Hút thuốc, uống rượu, bia hay các đồ uống có cồn trong giai đoạn mang thai.
- Ăn các thức ăn thừa, thức ăn ôi thiu hoặc thực phẩm đông lạnh.
- Các loại đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ.
Nên nhớ rằng em bé đang phát triển bên trong cơ thể và phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng mà bạn cung cấp. Nếu bạn có chế độ ăn uống lành mạnh, đứa trẻ sinh ra cũng sẽ khỏe mạnh và thông minh. Trong quá trình mang thai bạn có thể bổ sung các thực phẩm chức năng bổ trợ khác, nhưng tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu được, hãy yêu cầu bác sĩ cung cấp một biểu đồ chế độ ăn uống phù hợp cho mỗi tháng của thai kì, để đạt hiệu quả chăm sóc tối ưu nhất cho thai nhi.
Chúc các mẹ luôn khoẻ mạnh và tìm cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp khi mang thai nhé!
Uống nước chè vằng để tăng khả năng tiết sữa cho con Theo Đông y, chè vằng vị đắng, ngọt hậu khi uống với mùi thơm dễ chịu, được biết đến là sản phẩm rất tốt cho phụ nữ sau sinh,... |
Đánh bay mùi hôi tỏi nhanh chóng với các nguyên liệu có sẵn trong bếp Theo nghiên cứu mới từ trường Đại học bang Ohio – Hoa Kỳ, bạc hà, táo xanh và xà lách có khả năng phá huỷ cấu trúc của các hỗn... |