Theo NDTV Food, Chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên giảm cân Mohita Mascarhenas đã có chia sẻ phân tích lợi ích về thực phẩm chế biến sẵn để bạn đưa ra quyết định sáng suốt khi lên kế hoạch cho bữa ăn của mình.
Những gì được coi là thực phẩm chế biến? Thực phẩm chế biến sẵn hại cho sức khỏe không?
Theo WebMD, thuật ngữ "thực phẩm chế biến sẵn" dùng để chỉ bất kỳ loại thực phẩm nào đã bị thay đổi so với trạng thái tự nhiên. Điều này có thể bao gồm những thứ "chỉ cần cắt, rửa sạch, đun nóng, tiệt trùng, đóng hộp, nấu chín, đông lạnh, sấy khô, khử nước, trộn hoặc đóng gói".
Đó chưa phải là tất cả. Ngay cả các loại thực phẩm bao gồm chất bảo quản, chất phụ gia, hương vị và chất béo cũng thuộc danh mục "thực phẩm đã qua chế biến". Và đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều sự nhầm lẫn.
Thông thường, mọi người có xu hướng tránh thực phẩm chế biến sẵn vì nghĩ rằng chúng có chứa chất bảo quản và có hại cho sức khỏe. Nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Ngày nay hầu hết mọi loại thực phẩm đều được chế biến để kéo dài thời hạn sử dụng. Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu loại chế biến thực phẩm đã trải qua như thế nào.
Ăn thực phẩm chế biến sẵn mỗi ngày có an toàn không?
Không phải tất cả thực phẩm chế biến sẵn đều có hại cho sức khỏe. Một số loại thực phẩm, như sữa, cần được chế biến để loại trừ vi khuẩn và giữ chúng an toàn khi tiêu thụ. Một báo cáo của WebMD nhấn mạnh rằng ngay cả việc nấu nướng và nướng bánh cũng thuộc danh mục chế biến thực phẩm, trong một số trường hợp làm cho thực phẩm có thể ăn được và tốt cho sức khỏe hơn. Điều này sau đó có nghĩa là bạn đang đưa thực phẩm chế biến sẵn vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.
Phân loại thực phẩm đã qua chế biến - Các loại thực phẩm chế biến khác nhau
Trong một bài đăng trên Instagram, Nhà dinh dưỡng học Mohita Mascarhenas đã có chia sẻ cách có thể xác định và phân biệt "thực phẩm chế biến sẵn" lành mạnh và không lành mạnh. Cô nói: "Thực phẩm của chúng ta đến từ khắp nơi trên thế giới. Quá trình chế biến đảm bảo rằng thực phẩm sẽ kéo dài thời hạn sử dụng. Tuy nhiên, thực phẩm siêu chế biến thường chứa nhiều calo, nghèo chất dinh dưỡng và dễ tiêu thụ quá mức". Thực phẩm thường được phân loại thành bốn nhóm.
Nhóm 1: Thực phẩm chế biến tối thiểu
Nhóm này bao gồm các loại thực phẩm như trái cây và rau quả tươi, trái cây khô, rau đông lạnh, các loại hạt, cá, thịt, v.v., những phần không mong muốn được loại bỏ để làm cho những thực phẩm này có thể ăn được. Trường hợp này, không thêm bất cứ thứ gì vào chất ban đầu trong khi xử lý. Đây là những nguyên liệu thực phẩm chúng ta sử dụng để nấu các bữa ăn.
Nhóm 2: Nguyên liệu chế biến món ăn
Nhóm này bao gồm các lựa chọn như dầu ăn, bơ, kem, đường, mật ong, gia vị, muối, v.v. Những thực phẩm này có thể ăn được sau khi ép, tinh chế, xay hoặc sấy khô các thực phẩm thuộc Nhóm 1. Những thành phần này thường được thêm vào thực phẩm mà chúng ta nấu ăn hàng ngày.
Nhóm 3: Thực phẩm đã qua chế biến
Nhóm này bao gồm thực phẩm đóng hộp, bánh mì thủ công, phô mai, rượu vang, bia, v.v. được chế biến bằng dầu, muối, đường hoặc các chất khác từ Nhóm 1 và 2. Những thực phẩm này cũng được đóng hộp, ngâm chua, hun khói, xử lý hoặc lên men trước khi tiêu thụ.
Nhóm 4: Thực phẩm siêu chế biến
Nhóm này thường bao gồm các thực phẩm trải qua quá trình sản xuất chuyên sâu. Nói cách khác, những thực phẩm này thường được gọi là đồ ăn vặt. Từ ngũ cốc ăn sáng đến thực phẩm ăn liền, đồ uống đóng gói, v.v. - mọi thứ đều thuộc danh mục này.
Ở đây, các mặt hàng thực phẩm là kết quả của công thức được tạo ra từ một loạt các quy trình, bao gồm chiết xuất và biến đổi hóa học của một thành phần cụ thể. Những thực phẩm này chứa nhiều calo và chất béo chuyển hóa, thường dẫn đến nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe.
Để lập kế hoạch bữa ăn tốt hơn, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tham khảo ý kiến bá sĩ để nắm bắt tình hình sức khỏe cơ thể của bạn và các loại thực phẩm bạn ăn. Hãy thưởng thức bữa ăn của bạn một cách "có tâm" đúng nghĩa.