Phong tục này bắt nguồn từ truyền thống của bộ tộc Di, Vân Nam (Trung Quốc). Liên quan đến phong tục này còn có một truyền thuyết được lưu truyền từ rất lâu trong dân gian.
Câu chuyện kể rằng các chàng lính trẻ khi chết trên chiến trường mà chưa được gần gũi với phụ nữ hay lập gia đình sẽ không thể siêu thoát. Do đó, để người dân không bị làm phiền bởi linh hồn của các chàng lính trẻ này, thầy cúng yêu cầu dân làng chọn ra 10 thiếu nữ đồng trinh, chưa từng bị nam giới sờ ngực để trở thành vật tế cho các linh hồn ở thế giới bên kia.
Để không trở thành vật tế sống hay bị các linh hồn đeo bám, cứ đến rằm tháng bảy là các cô gái sẽ nhờ các chàng trai khác trong bộ tộc sờ lên ngực. Kể từ đó, vào các ngày 14, 15, 16 tháng bảy âm lịch hàng năm, các chàng trai sẽ được tự do sờ ngực các cô gái mà không bị đánh hay gán tội sàm sỡ.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ, Trưởng Phòng Quản lý khoa học - Dự án Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM từng trả lời trên Trí Thức Trẻ thì đây là một quan niệm vô cùng cực đoan. Nó xuất hiện là do một số kẻ xấu (chủ yếu là nam giới) đồn thổi với mục đích sàm sỡ và vụ lợi. Bên cạnh đó, quan niệm này không phổ biến ở Việt Nam như nhiều lời đồn thổi bởi nước ta từ xưa luôn tuân thủ nghiêm ngặt những quan niệm của Nho giáo. Đạo Nho quan niệm "nam nữ thụ thụ bất thân" nên không có chuyện phụ nữ phải để nam giới sờ ngực mới không bị vong theo.
Ngày nay, một bộ phận giới trẻ lạm dụng vào tục lệ này để ngang nhiên sờ soạng nhau giữa nơi công cộng như quán ăn, tiệm cà phê hay đang đi trên xe máy.
Ngoài ra, bên cạnh tục lệ cho nam giới sờ ngực, trong dân gian còn lưu truyền rất nhiều điều kiêng kỵ vào ngày rằm tháng 7 như:
Không nhặt tiền rơi
Vào tháng cô hồn, người ta thường cúng tế để cầu phúc cho những vong linh không nơi nương tựa. Do đó, những thứ đã cúng đi như tiền, thức ăn, quần áo... đều thuộc về những người ở thế giới bên kia, người xưa sợ rằng khi nhặt những thứ này sẽ trở thành kẻ đối đầu với các linh hồn và bị họ đeo bám để ám hại.
Không chửi nhau, nói bậy
Ngày rằm được xem là ngày linh thiêng nhất trong tháng mở cửa ngục cho cô hồn lên trần gian, nếu chúng ta không cẩn thận lời ăn tiếng nói trong những ngày này rất dễ rước họa vào thân.
Tất nhiên, không chỉ rằm tháng bảy mà ngay cả ngày thường bạn cũng không nên chửi nhau, nói bậy để thể hiện sự lịch sự và giữ hòa khí với mọi người xung quanh.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm