Nguồn dinh dưỡng chính nuôi dưỡng bào thai là từ mẹ. Nguồn dinh dưỡng này sẽ theo máu, nuôi dưỡng thai nhi phát triển từng ngày. Mà nguồn dinh dưỡng để cung cấp cho mẹ chính là từ thực đơn ăn uống hàng ngày. Chính vì vậy, thực đơn cho bà bầu không thể xem nhẹ, cần phải thay đổi cho phù hợp theo từng thời kì phát triển của thai nhi, giúp mẹ có sức đề kháng tốt, tránh mắc bệnh, bảo vệ con phát triển toàn vẹn.
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu
3 tháng đầu người mẹ cần đạt mục tiêu tăng 1-2 kg. Tuy nhiên, với nhưng bà bầu bị béo phì thì không khuyến khích tăng cân. Nhưng thời gian 3 tháng đầu, cơ thể mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những thay đổi nhất định về sinh lý để thích nghi với việc có em bé. Hơn nữa, đây cũng là thời kỳ quan trọng cho sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh và các cơ quan quan trọng của thai nhi. Vì thế, thực đơn của mẹ luôn cần được bổ sung các chất dinh dưỡng sau:
Bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày: Thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ... là những thực phẩm bổ sung protein dồi dào cho mẹ bầu, giúp phát triển các tế bào mô của thai, đồng thời giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ và làm tăng thể tích tuần hoàn của mẹ.
Bổ sung ít nhất 15gr sắt mỗi ngày: Thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt... là những thực phẩm giàu sắt để bổ sung vào thực đơn cho bà bầu. Bổ sung đủ lượng sắt giúp mẹ bầu tăng thể tích máu, phòng ngừa thiếu máu.
Bổ sung canxi: Đây là khoáng chất quan trọng giúp hình thành xương, răng cho thai nhi. Hơn nữa, Canxi giúp hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ. Chính vì vậy, trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu mẹ đừng quên bổ sung chất này cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ...
Bổ sung axit folic: Acid folic giúp làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Do đó, trong thời kì 3 tháng đầu mẹ luôn cần phải bổ sung các loại thực như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc, thịt gia cầm, nội tạng động vật như tim, gan... vào trong thực đơn ăn uống để cung cấp đủ axit folic cho cơ thể.
Ngoài ra, thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu còn phải được bổ sung đầy đủ các loại vitamin như D, C… góp phần phát triển hệ xương cho thai nhi, hỗ trợ hấp thu canxi, tăng cường sức đề kháng cho bà bầu.
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa có sự thay đổi một chút so với 3 tháng đầu. Bởi đây là giai đoạn phát triển nhanh của thai nhi. Lúc này mẹ bầu cần được đáp ứng năng lượng cao lên, tăng 250kcal/ ngày.
3 tháng giữa tình trạng ốm nghén hầu như chấm dứt ở các mẹ bầu, thai nhi cũng phát triển mạnh để hoàn thiện các cơ quan, bộ phận của cơ thể một cách tốt nhất. Chính vì vậy, mà thực đơn của mẹ bầu trong thời gian này cần bổ sung thêm thực phẩm giàu sắt từ thịt gà, các loại đậu, rau màu xanh đậm... cũng như vitamin C từ các loại hoa quả như chanh, cam, dưa hấu… để hấp thụ sắt tốt hơn.
Bên cạnh đó, thời gian này, nhất là ở tháng thứ 5, mẹ cần tập trung bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho não bộ của thai nhi để kích thích cho não bộ của thai nhi phát triển trọn vẹn nhất. Do đó, những thực phẩm giàu DHA như trứng, cá, các loại đậu... cần được bổ sung ngay vào thực đơn cho bà bầu. Khi bước sang tháng thứ 6, thực đơn của mẹ bầu cần được bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, canxi để thai nhi không bị còi xương, yếu răng lợi hay mắc các tật gù bẩm sinh... Đồng thời, mẹ bầu cần uống thêm viên vitamin theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa theo dõi thai kỳ.
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối
Ở những tháng cuối thai kỳ, hầu hết người phụ nữ nào cũng có tâm lý ăn càng nhiều càng tốt, nhồi nhét để giúp thai nhi tăng cân. Tuy nhiên điều này không cần thiết, chỉ cần mẹ bầu ăn đầy đủ dưỡng chất, trung bình mỗi ngày nạp khoảng 1.950 calo là đủ. Đến tháng thứ 9 tăng thêm được khoảng 6-7 kg. Do đó, thực đơn cho bà bầu trong thời gian này vẫn phải tập trung vào nhóm thực phẩm giàu đạm, chất béo lành mạnh, nhóm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Đồng thời cần tập trung bổ sung omega-3 và choline – đây là 2 dưỡng chất giúp não và hệ thần kinh phát triển hoàn thiện. Bên cạnh đó, thực đơn cho bà bầu vẫn cần bổ sung đủ lượng Canxi để giúp bé hoàn chỉnh khung xương.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình mang thai, mẹ bầu nào bị tăng cân quá mức thì sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm như tiểu đường, cao huyết áp, tiền sản giật, sinh non... Để tránh được những điều này, ở tháng cuối thai kỳ, với những mẹ bầu đã tăng cần quá mức thì cần phải xây dựng thực đơn cho bà bầu không tăng cân: Hãy chia nhỏ các bữa ăn; Ăn nhiều rau xanh; Ăn chậm, nhai kỹ; Uống đủ nước…
Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các chị em. Từ đây có thể xây dựng thực đơn cho bà bầu một cách hợp lý, tăng cân vừa phải, tránh được các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.