Phụ Nữ Sức Khỏe

Thông tin mới nhất về sức khỏe của ca đậu mùa khỉ thứ 2

Bệnh nhân đậu mùa khỉ thứ 2 của Việt Nam đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, không ghi nhận thêm các mụn nước mới.

Ngày 21/10, bác sĩ Lê Mạnh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho biết, nữ bệnh nhân 38 tuổi không sốt, không xuất hiện các mụn nước (nốt đậu) mới. 

"Bệnh nhân sinh hoạt bình thường, tâm lý ổn định, các mụn nước rải rác trên cơ thể. Chúng tôi tiếp tục theo dõi triệu chứng, chăm sóc các tổn thương da, đảm bảo dinh dưỡng... cho người bệnh", bác sĩ Hùng nói. 

Đây là ca nhiễm đậu mùa khỉ thứ 2 tại Việt Nam, có thời gian ở chung với ca bệnh thứ nhất tại Dubai. Người bệnh thường trú tại tỉnh Tuyên Quang, đi du lịch tại Dubai trong khoảng thời gian từ ngày 29/9 đến 18/10. Khởi phát sốt hôm 11/10, có nổi mụn nước, sốt, mệt mỏi, buồn nôn.

Hai ca đậu mùa khỉ đầu tiên của Việt Nam cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM.

Biết bạn có dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ, ca bệnh số 1 đã báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) hỗ trợ. Khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất, lực lượng y tế quốc tế đã khai thác dịch tễ, cách ly, chuyển nữ hành khách 38 tuổi về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM làm xét nghiệm Realtime PCR. Kết quả ban đầu dương tính với virus đậu mùa khỉ.

Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành HCDC cho biết, qua điều tra dịch tễ, những người có tiếp xúc với ca bệnh thứ 2 đều đang ở nước ngoài. Ngay sau khi về Việt Nam, ca bệnh được cách ly ngay nên không có nguy cơ lây lan ra cộng đồng. Đồng thời, thực hiện khử trùng tàu bay theo quy định.

Trước đó, ngày 3/10, Bộ Y tế đã công bố ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên ở Việt Nam. Nữ bệnh nhân khởi phát bệnh ngày 18/9 khi đang du lịch tại Dubai (từ tháng 7 đến 22/9 về Việt Nam).

Khi về nước, người bệnh xuất hiện triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt.

Ngày 23/9, bệnh nhân đã đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ và nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chuyển sang Bệnh viện Da liễu TP.HCM. Tại đây, bác sĩ khám, nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán (xét nghiệm PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Viện Pasteur TP.HCM).

Ngày 25/9, bệnh nhân có kết quả ban đầu dương tính với đậu mùa khỉ và được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tiếp tục cách ly, điều trị. Ngày 6/10, đoàn công tác Bộ Y tế đã giám sát công tác phòng dịch đậu mùa khỉ tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Ngày 14/10, bệnh nhân xuất viện theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Khuyến cáo của Bộ Y tế về biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ

Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ sau:

1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng như đau đầu, sốt, nổi hạch, đau cơ, đau lưng, suy nhược, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

4. Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ, cần tránh tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết và sống) có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. 

6. Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. Không nên ăn, tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật bị nhiễm bệnh. 

Theo Linh Giao/Vietnam.net

Tin liên quan

Việt Nam phát hiện ca cúm gia cầm trên người sau 8 năm vắng bóng

Người có kết quả dương tính với cúm A(H5) là một bệnh bé gái 5 tuổi ở Phú Thọ. Những...

Cảnh báo dịch sốt xuất huyết còn phức tạp

Theo Cục Y tế dự phòng, số ca mắc sốt xuất huyết vẫn tăng ở mức cao do đang trong...

Món khoái khẩu của nhiều người có thể là nguyên nhân gây ung thư nếu ăn quá nhiều

Thịt là thực phẩm quen thuộc không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình. Nhưng nếu ăn quá...

Sai lầm thường gặp khiến người mắc sốt xuất huyết trở nặng, thậm chí tử vong

Khi mắc sốt xuất huyết, nhiều người cho rằng hết sốt là khỏi bệnh nhưng sau giai đoạn sốt cao...

Bệnh hô hấp vào mùa, 'rồng rắn' xếp hàng chờ khám ở Bệnh viện Nhi đồng 2

Khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng 2 những ngày qua luôn trong tình trạng phụ huynh cùng trẻ "rồng...

Hà Nội: Kiến ba khoang vào mùa, nhiều người nhập viện vì sưng mắt, loét da

Thời gian vừa qua, tại Hà Nội, số lượng bệnh nhân vào viện vì viêm da tiếp xúc do kiến...

Nhiều trẻ viêm mô tế bào nhập viện ở TPHCM vì cha mẹ tự ý "đắp lá thuốc"

Bác sĩ nhắn nhủ phụ huynh không nên coi thường vết thương nhỏ mà tự ý đắp lá thuốc điều...

Tin mới nhất

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu 7 người ở Hà Nội, Huế và TPHCM: Xúc động hình...

19 giờ trước

Bé gái 2 tuổi lạc nhiều giờ trong rẫy cà phê giữa núi khi đi cùng người thân

19 giờ trước

Xót xa bữa dự sinh nhật cuối cùng của 4 người trong một gia đình tử vong khi rơi xuống...

1 ngày 18 giờ trước

1 phụ nữ suýt tử vong vì ngộ độc thuốc tê khi nhổ răng khôn

2 ngày 14 giờ trước

Ghi nhận hơn 200 ca sởi ở TP.HCM chỉ trong 1 tuần

2 ngày 14 giờ trước

Bộ Y tế quy định giá giường bệnh khi phải nằm ghép

2 ngày 14 giờ trước

Lời khai đầy hối hận của chủ 2 con chó becgie cắn bé gái 5 tuổi tử vong: 'Tôi rất...

2 ngày 18 giờ trước

Vé xe khách Tết 2025 tăng: Tại TP.HCM tăng giá vé từ 40-60% so với ngày thường

2 ngày 18 giờ trước

WATF - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức

24/11/2024 11:46

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình