Tác dụng của cục nóng điều hòa
Máy điều hòa thường có 2 bộ phận chính là cục nóng và cục lạnh (còn gọi là giàn nóng và giàn lạnh). Cục lạnh được lắp ở trong nhà, còn cục nóng thường được lắp ngoài trời. Cục nóng của điều hòa được dùng để chuyển hơi nóng từ trong phòng ra môi trường bên ngoài. Nói cách khác, nó có tác dụng tản nhiệt.
Nhiều nhà sản xuất đã tạo ra được cục nóng với chất lượng và hiệu suất làm việc cao, giúp chống chọi tốt với các điều kiện bên ngoài. Tuy nhiên do thời tiết ngày càng khắc nghiệt, việc không được vệ sinh, che chắn hay bảo dưỡng đúng thời hạn là nguyên nhân khiến cục nóng của máy bị hư hỏng rất sớm, dù cục lạnh vẫn còn hoạt động bình thường.
Vị trí của cục nóng điều hòa
Trong quá trình sử dụng điều hòa, sẽ không ít lần người dùng gặp phải các sự cố bất thường xảy đến. Sự cố có thể xảy ra ở cả dàn lạnh và cả cục nóng. Có những sự cố được xem là rất hi hữu và ít khi xảy ra. Vì vậy khi gặp phải, nhiều người dùng sẽ tỏ ra bất ngờ và bối rối, không biết tình trạng xuất hiện từ đâu và nên giải quyết như thế nào. Thực tế, khi chọn vị trí để lắp đặt cục nóng ở ngoài trời, các kỹ sư làm việc với máy điều hòa đã xem xét những vấn đề này. Các máy điều hòa được thiết kế để chịu đựng các yếu tố môi trường như nắng mưa và có khả năng chống thấm cao.
Mặc dù có nhiều tấm che điều hòa được bán trên thị trường, thực tế là mưa và gió ít gây ảnh hưởng đến cục nóng điều hòa. Tuy nhiên, nếu máy điều hòa tiếp xúc với nước mưa và ánh nắng mặt trời liên tục trong thời gian dài, có thể gây ra hiện tượng rỉ sét bên ngoài.
Thực tế, khả năng chống nước và chống nắng của cục nóng vẫn rất tốt. Nước mưa sẽ được dẫn ra ngoài trong quá trình hoạt động của máy nén, và thậm chí, mưa có thể giúp tăng hiệu quả sử dụng năng lượng của máy. Ngoài ra, mưa còn có thể giúp làm sạch bụi bẩn bên ngoài của cục nóng, giúp máy hoạt động mạnh mẽ hơn.
Cuối cùng, sự cố với máy điều hòa thường không phải do mưa gió, mà thường là do lựa chọn vị trí lắp đặt không đúng. Khi lắp đặt máy điều hòa, quan trọng là tìm người có chuyên môn để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả.
Lưu ý khi đặt cục nóng và cách sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện
Vị trí đặt cục nóng thấp hơn cục lạnh là tốt nhất, nếu cao hơn hãy yêu cầu nhân viên kỹ thuật thiết kế bẫy dầu cho tốt, khoảng cách cao hơn không quá 8 mét. Khoảng cách đường ống giữa cục nóng và cục lạnh từ 3 đến 7 mét ống là tốt nhất.
Khoảng cách cục nóng sát tường tối thiểu 5 cm, khoảng cách hai bên hông của máy là tối thiểu 25 cm cho mỗi bên, trong khi khoảng cách tường đối diện với cục nóng phải tối thiểu 60 cm. Không nên đặt cục nóng trực tiếp xuống đất.
Vì cục nóng có máy nén, và quạt có công suất cao do vậy dễ gây tiếng ồn và gây ra rung động. Do vậy, không nên chọn vị trí là giữa bức tường, hãy chọn các vị trí góc tường, cạnh bức tường và giá treo phải được cố định vào bức tường chắc chắn.
Nên lắp đặt cục nóng của máy lạnh ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, nên thiết kế hẳn một mái che riêng để tránh được các tác động của môi trường bên ngoài.
Tuyệt đối không được dùng bất cứ thứ gì che đậy kín giàn nóng, chỉ có thể làm mái che chắn hạn chế nắng mưa tạt vào. Vì cục nóng có nhiệm vụ tỏa nhiệt ra môi trường nên việc che đậy quá kín dễ làm hỏng các bộ phận của thiết bị. Mái che cục nóng bạn có thể tự làm tại nhà hoặc liên hệ các đơn vị thi công uy tín thiết kế.
Theo các chuyên gia điện máy, chế độ Dry (khử ẩm) trên máy lạnh là chế độ được sử dụng để loại bỏ độ ẩm của không khí và giữ nhiệt độ hiện tại của phòng. Chế độ này thường được hiển thị biểu tượng hình giọt nước trên điều khiển.
Với chế độ này, độ ẩm trong phòng sẽ được giảm bớt, giúp căn phòng trở nên khô ráo, làm cho cơ thể tỏa nhiệt nhanh, giúp bạn cảm thấy mát hơn. Ví dụ nhiệt độ phòng đang là 22oC, khi bật chế độ Dry thì nhiệt độ phòng sẽ được duy trì từ 20 – 24oC.
Ngoài chế độ Dry, còn 2 chế độ nữa có khả năng tiết kiệm điện.
Đầu tiên, chế độ Auto (tự điều chỉnh) sẽ tự xem xét nhiệt độ bên ngoài môi trường, nhiệt độ trong phòng để cân bằng sao cho hợp lý, tránh gây sốc nhiệt cho người dùng. Thứ hai, chế độ Cool giúp duy trì nhiệt đúng với mức mà bạn đã cài đặt. Ví dụ bạn cài đặt trên điều khiển là 23oC thì máy lạnh sẽ hoạt động hết sức để đạt được 23oC cho đến khi bạn tắt, vì vậy chế độ này sẽ tốn điện hơn Auto.