Khi mang thai, chắc hẳn bà mẹ nào cũng mong ngóng đến ngày được thấy con đạp. Đó là những cú đạp nhắc nhở bạn rằng, đang tồn tại một sự sống nữa ngay trong cơ thể mình, rằng niêm hạnh phúc của bạn đang lớn dần lên mỗi ngày và bé con cũng đang mong nóng ngày được ngắm nhìn thế giới và đến bên cha mẹ. Mỗi cú đạp của thai nhi không chỉ cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh mà còn mang mang một ý nghĩa đặc biệt như một tượng trưng của sự kết nối mẫu tử. Dưới đây là những bí mật thú vị về chuyển động của thai nhi khi ở trong bụng mẹ.
Chứng tỏ thai nhi vẫn đang phát triển khỏe mạnh
Mỗi cú đạp của bé sẽ cho thấy rằng bé vẫn đang phát triển tốt trong bụng mẹ. Chị em đôi khi cảm thấy hơi mệt khi em bé quay, ngã, lăn, đá và di chuyển tay, chân trong bụng mẹ. Càng về cuối thai kỳ, những hiện tượng này sẽ càng rõ rệt và tần suất xuất hiện cao hơn.
Phản ứng của thai nhi khi có các kích thích từ bên ngoài
Khi em bé bắt đầu có phản ứng với những thay đổi của môi trường xung quanh, bất cứ những kích thích từ bên ngoài như âm thanh hay đồ ăn lạ đều có thể là tác nhân khiến bé quyết định tung một cú đá. Từ tuần thứ 20 của thai kỳ, trẻ đã có thể cảm nhận được âm thanh từ âm trầm bổng cho tới âm thanh có tần số cao dần.
Bên cạnh đó, thức ăn mà người mẹ hấp thụ trong thai kỳ bé đều có thể cảm nhận được. Sự di chuyển của bé có thể phản ánh rằng bé có thích mùi vị đó hay không.
Bé đạp nhiều hơn khi mẹ nằm nghiêng
Khi mẹ nằm nghiêng, tuần hoàn máu cung cấp cho bé sẽ tốt hơn và cải thiện hệ vận động của trẻ. Khi mẹ nằm thẳng, em bé sẽ giữ lượng oxi trong cơ thể và ít vận động hơn. Đó là lý do vì sao khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng bên phải hoặc bên trái và thường xuyên thay đổi tư thế ngủ để em bé có thể nhanh chóng thai đổi trạng thái hoạt động.
Sau chín tuần trẻ bắt đầu tung các cú đá
Những rung động nhẹ đầu tiên trong giai đoạn đầu của thai kỳ là dấu hiệu chuyển động đầu tiên của bé. Những chuyển động này có thể sẽ xuất hiện từ tuần thứ bảy của thai kỳ nhưng thông thường các cú đá sẽ rõ rệt từ sau tuần thứ chín của thai kỳ. Khi mẹ bầu siêu âm bầu có thể phát hiện được những cử động dù là nhỏ nhất của bé. Sau tuần thứ 24, tần suất trẻ tung các cú đá sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Bé ít đá mẹ hơn có thể là dấu hiệu đáng lo ngại
Sau 28 tuần tuổi, bác sĩ thường khuyên mẹ phải chú ý tới số lần em bé tung các cú đá. Thông thường, trẻ sẽ đá khoảng 10 lần trong hai giờ. Mọi hoạt động của thai nhi xuất hiện thưa dần có thể cho thấy thai nhi đang phát triển không tốt bởi một số lý do như tâm lý căng thẳng khi mang thai của mẹ, các vấn đề về dinh dưỡng, nhau bong non dẫn tới thiếu oxi, lượng nước ối ít làm chậm chuyển động của thai nhi hoặc tình trạng thiếu oxi. Khi đó, các mẹ bầu nên tiết hành siêu âm hoặc xét nghiệm để xác định nhịp tim của bé là tìm ra lý do khiến thai nhi ít chuyển động hơn.
Không nên lo lắng nếu trẻ ít đá mẹ hơn vào cuối thai kỳ
Thông thường, trẻ sẽ nghỉ ngơi trong bụng mẹ từ 20 đến 40 phút. Tuy nhiên khi thai nhi lớn hơn, mọi cử động của trẻ sẽ trở nên khó khăn hơn, đó là lý do vì sao mẹ sẽ cảm nhận thấy tần số trẻ tung các cú đá sẽ giảm dần đi. Tuy vậy, mỗi cú đạp của trẻ trong thời gian này có thể kéo dài hơn và có thể khiến nhiều mẹ bầu thấy đau lưng và mỏi mệt.
Chuyển động trong thai kỳ sẽ cho thấy biểu hiện của bé sau này
Theo một nghiên cứu, sự vận động của bé trong tử cung có thể ảnh hưởng tới tính cách của trẻ sau này, đặc biệt khi bé còn đang đi học mẫu giáo. Tuy vậy, đó cũng không phải là tiêu chí duy nhất xác định hành vi của trẻ sau này.
Có đôi khi bạn không thể tưởng tượng được rằng con mình nghịch ngợm như thế nào trong bụng mẹ. Hãy cố gắng giải mẫ ý nghĩa của những cú đá của trẻ thơ để có sợi dây kết nối cùng bé tốt hơn