Mứt Tết
Thành phần chính của mứt Tết là đường. Bà bầu ăn mứt tết, tương tự như các loại đồ ngọt khác sẽ khiến cơ thể hấp thu lượng đớn đường khiến cân năng tăng nhanh chóng nhưng không cung cấp dưỡng chất nào cho thai nhi.
Nước ép hoa quả đóng hộp
Sản phẩm này đã được đóng gói ngoài trên thực tế không tốt cho bà bầu và thai nhi. Nguyên nhân chủ yếu những loại nước này chưa được tiệt trùng nên sẽ tiềm tàng một số vi khuẩn có hại như E.coli hoặc Listeria. Thêm vào đó, bạn hoàn toàn không biết được thời điểm nước trái cây đã ép và chất lượng thật thế nào. Vì vậy, mẹ bầu nên tự ép trái cây lấy nước uống tại nhà và sử dụng ngay sau khi ép để đảm bảo an toàn trong dịp Tết này.
Nem chua
Nem chua làm từ thịt lợn sống, thính gạo giã nhuyễn trộn với một số gia vị và ăn sau 3 - 5 ngày chế biến. Nem có thể gói thêm một số loại lá cây ăn sống như lá ổi, lá sung, lá đinh lăng...
Hương vị chua ngọt của nem chua kích thích vị giác mọi người. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn nem chua trong thai kỳ. Nguyên nhân do nem chua là thực phẩm sống, không được nấu chín nên rất dễ bị nhiễm khuẩn gây hại cho sức khỏe mẹ và bé.
Rau mầm và rau sống
Các loại rau mầu như mầm cải, mầm giá đỗ... hoàn toàn không nên thêm vào thực đơn ăn uống của bà bầu, đặc biệt trong dịp Tết. Nghiên cứu cho thấy một số vi khuẩn (E.coli, salmonella…) đã xuất hiện trong hạt giống trước khi rau nảy mầm gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Dưa hành muối
Dưa hành muối là món ăn phổ biến trong những ngày Tết nhưng hoàn toàn không thích hợp cho bà bầu. Đặc biệt với những mẹ bầu bị viêm loét dạ dày hoặc thường xuất hiện triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa, không nên ăn dưa hành muối. Những bà bầu bị cao huyết áp, bệnh thận cũng không nên ăn thực phẩm này vì hàm lượng muối cao.
Măng
Trong măng tươi có chứa độc tố cyanide tác động đến hệ hô hấp, vô hiệu hóa các enzim sắt khiến người ăn bị thiếu oxy dẫn đến hiện tượng thiếu máu cực kỳ nguy hiểm. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên hạn chế ăn măng, đặc biệt là măng tươi khi mang thai để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Cà phê
Bà bầu hấp thụ một lượng lớn caffeine trong thai kỳ sẽ có nguy cơ dẫn đến hiện tượng sảy thai. Do đó, bà bầu chỉ nên giới hạn lượng caffeine vừa phải (ít hơn 200mg mỗi ngày)để không gây hại đến trẻ.
Rượu, đồ uống có cồn
Tiêu thụ lượng lớn rượu, bia trong thai kỳ có thể gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và hội chứng ngộ độc thai nhi. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của bé ngay từ trong bụng mẹ, chị em cần tuyệt đối tránh xa tất cả các loại rượu (rượu vang, rượu trứng, bia…) và những đồ uống có cồn thông dụng khác.