Phụ Nữ Sức Khỏe

Tất cả những điều cần biết khi ăn trứng vịt lộn, ăn theo cách này sẽ không lo thiếu dinh dưỡng

Trứng vịt lộn đã chín, sau để qua đêm thì chất dinh dưỡng sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại. Do đó, tốt nhất là không nên ăn trứng vịt lộn luộc chín đã để qua đêm.

Trứng vịt lộn là món ăn quen thuộc và cũng là món khoái khẩu của nhiều người. Khi ăn cùng gia vị như rau răm, gừng tươi, trứng vịt lộn trở thành một bài thuốc chữa bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể, đau đầu, chóng mặt, yếu sinh lý…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng hiện đại, trứng vịt lộn chứa 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi , 212mg phốtpho, 600mg cholesterol, 182kcal năng lượng… Ngoài ra, trong mỗi quả trứng còn chứa rất nhiều vitamin A, tiền vitamin A, chất sắt, gluxit, vitamin B1 và C.

Ảnh minh họa

Trứng vịt lộn nên ăn bao nhiêu là đủ?

Trứng vịt lộn tuy tốt nhưng theo các chuyên gia không nên lạm dụng. Nhiều người vì nghĩ tốt nên ăn mỗi ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây lại là thói quen không tốt cho sức khỏe.

Theo các nghiên cứu, trong một quả trứng vịt lộn có 182 kcal; 13,6 g protein; 12,4 g lipit; 82 mg canxi; 212 g photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin, sắt…

Nếu ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường. Bên cạnh đó, ăn trứng vịt lộn quá nhiều bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng bị dư thừa vitamin A.

Để an toàn, mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 quả mỗi tuần. Những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút... nên kiêng hoặc không ăn hạn chế vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Thời điểm lý tưởng để ăn trứng vịt lộn

Theo Đông y, trứng vịt lộn được coi là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý.

Tuy nhiên, món này rất khó tiêu do chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol cao, thích hợp ăn vào buổi sáng. Bởi sau khoảng thời gian dài 10-12 giờ từ bữa tối hôm trước, nguồn dinh dưỡng dồi dào từ trứng sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể bắt đầu một ngày mới.

Ngoài ra, trứng vịt lộn chứa hàm lượng protein và cholesterol cao không nên ăn vào buổi tối, khi cơ thể ít hoạt động sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.

5 sai lầm phổ biến cần tránh khi ăn trứng vịt lộn

Ảnh minh họa

Không ăn trứng vịt lộn đã chín để qua đêm

Trứng vịt lộn đã chín sau để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại. Do đó, tốt nhất là không nên ăn trứng vịt lộn đã để qua đêm.

Không ăn vào buổi tối

Trứng vịt lộn có giá trị dinh dưỡng cao, nếu ăn vào bữa tối hay gần giờ đi ngủ lại là sai lầm. Bởi thời điểm đó, là lúc hệ tiêu hóa hoạt động kém, ăn vịt lộn vào gây đầy bụng, khó tiêu nên khó ngủ hơn. Thông thường khi nhiều chất đạm và béo đưa vào cơ thể, bạn sẽ sinh đầy hơi.

Không ăn nhiều cùng một lúc

Nhiều người quan niệm trứng vịt lộn có tác dụng tốt với sức khỏe, nhiều dinh dưỡng nên ăn 4-5 quả một lần khi đói là tốt. Tuy nhiên, với giá trị dinh dưỡng cao như vậy, ăn nhiều cũng có nghĩa nạp vào cơ thể lượng đạm và chất béo lớn. Vì vậy, khiến cho các cơ quan trong cơ thể phải làm việc quá tải khiến không chuyển hóa kịp. Về lâu dài đây sẽ là nguyên nhân gây các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, máu nhiễm mỡ…

Không uống trà ngay sau khi ăn trứng vịt lộn

Theo thói quen có nhiều người sau khi ăn xong trứng vịt lộn sẽ uống ngay một tách trà để làm sạch và thơm miệng, thế nhưng trong lá trà lại có chứa axit tannic khi kết hợp với chất protein trong trứng sẽ gây khó tiêu hóa do nhu động ruột.

Không ăn trứng vịt lộn nếu không có rau răm

Nhiều người có thói quen không ăn kèm rau răm với trứng vịt lộn, nhưng đây là một sai lầm tai hại. Việc ăn cùng rau răm với trứng vịt lộn sẽ giúp cân bằng âm dương cho cơ thể và giúp người ăn không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các trục trặc về tiêu hóa.

Theo M.H (th)/Gia Đình và Xã Hội

Tin liên quan

3 loại hạt bổ dưỡng giúp nhuận tràng, phòng chống ung thư nhưng thường bị bỏ đi

Nhiều người sẽ tiếc vì bấy lâu nay thường vứt bỏ những loại hạt bổ dưỡng giúp nhuận tràng lại...

Loại gia vị được gọi là "vàng đen" vừa dùng để nấu ăn vừa có tác dụng như thảo dược...

Tiêu đen là một thảo dược quý và có đa dạng cách sử dụng để chăm sóc sức khỏe cả...

Nghiên cứu chỉ ra 5 thực phẩm bảo vệ sức khỏe đường ruột, chuyên gia lưu ý hữu ích, nhưng...

Mới đây, một nghiên cứu của Đại học bang San Jose (Mỹ) cho thấy hành tây, tỏi tây, tỏi, lá...

Muốn giảm viêm, ngăn chặn bệnh mãn tính, đừng quên bổ sung 6 loại vitamin này

Thông qua chế độ ăn uống hoặc sản phẩm bổ sung, cơ thể bạn có thể nhận được những loại...

Chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ "cách hồi sinh lá gan" nhờ 7 loại thực phẩm đơn giản

Chuyên gia cho biết, để bảo vệ gan, cách duy nhất là "cung cấp đủ dinh dưỡng cho gan" và...

4 thực phẩm "đại kỵ" với bí đao, thèm đến mấy cũng không nên nấu chung kẻo nguy hại tới...

Bí đao nếu ăn không đúng cách thì cũng có những tác dụng phụ rất nguy hiểm, thậm chí...

Chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ 6 món tráng miệng tồi tệ nhất cho người bệnh tiểu đường

Carbohydrate là một chất dinh dưỡng đa lượng rất quan trọng mà hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường...

Tin mới nhất

Những thực phẩm tốt cho mắt bạn nên dùng hàng ngày 

3 giờ trước

Phụ nữ sống trường thọ có 5 đặc điểm này, đáng chú ý nhất là điều thứ 4

3 giờ trước

Tiết lộ những bộ phận cơ thể càng mềm càng khỏe, có thể bạn chưa biết

3 giờ trước

Thiếu vitamin D có thể gây ra vấn đề sinh sản ở đàn ông và phụ nữ như thế nào?

3 giờ trước

Khán giả vây kín chờ gặp nhan sắc nữ thần của Địch Lệ Nhiệt Ba trong sự kiện

3 giờ trước

Triệu Lộ Tư lần đầu hợp tác cùng 'tra nam' Hoàng Tuấn Tiệp, dân tình nhiệt liệt phản đối vì...

3 giờ trước

Mỹ nhân Việt lấy chồng thiếu gia: Lan Khuê làm dâu gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam, Midu...

9 giờ trước

Màu sắc nước tiểu cảnh báo điều gì về sức khỏe của bạn?

9 giờ trước

Trời đang nắng nóng, bất chợt mưa nồm, ẩm, dễ bệnh gì?

9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình