Nguyên nhân của tăng đường huyết là trẻ bỏ lỡ một liều insulin hoặc thuốc tiểu đường khác hoặc không dùng đủ; ăn quá nhiều carbohydrate mà không điều chỉnh insulin; không tập thể dục đủ; bị ốm hoặc căng thẳng, dùng một số loại thuốc...
Các triệu chứng của tăng đường huyết như đi tiểu nhiều hơn bình thường, rất khát, giảm cân ngay cả khi ăn nhiều, cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Phụ huynh nên dạy con cách nhận diện các triệu chứng của lượng đường trong máu cao. Khi nghi ngờ, cha mẹ có thể cho con đo đường huyết và thăm khám bác sĩ. Nếu nghi ngờ trẻ tăng đường huyết do mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ cho trẻ thực hiện một số xét nghiệm như:
Kiểm tra lượng đường trong máu ngẫu nhiên: Mẫu máu được lấy vào một thời điểm ngẫu nhiên, bất kể trẻ ăn lần cuối vào lúc nào. Mức đường huyết ngẫu nhiên 200 mg/dL) hoặc 11,1 mmol/L) hoặc cao hơn cho thấy trẻ mắc bệnh tiểu đường.
Kiểm tra đường huyết lúc đói: Mẫu máu được lấy sau khi trẻ không ăn hoặc uống gì ngoài nước trong ít nhất 8 giờ hoặc qua đêm (lúc đói). Mức đường huyết lúc đói từ 126 mg/dL hoặc 7,0 mmol/L trở lên gợi ý bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm hemoglobin glycated (A1C): Xét nghiệm này cho biết mức đường huyết trung bình của trẻ trong 3 tháng qua. Trẻ có mức A1C từ 6,5% trở lên được chẩn đoán bị tiểu đường.
Thử nghiệm dung nạp glucose đường uống: Trẻ cần nhịn ăn qua đêm và sau đó uống chất lỏng có đường tại cơ sở y tế. Lượng đường trong máu được kiểm tra định kỳ trong hai giờ tiếp theo. Mức đường huyết 200 mg/dL hoặc 11,1 mmol/L hoặc cao có nghĩa là trẻ bị tiểu đường.
Bác sĩ cũng có thể cho bé thực hiện các xét nghiệm bổ sung để phân biệt giữa bệnh tiểu đường type 1 và bệnh tiểu đường type 2 vì các chiến lược điều trị cho mỗi loại khác nhau.
Cách phòng tránh tăng đường huyết
Lượng đường trong máu có thể cao hơn bình thường vì những lý do khác nhau. Nhưng điều trị tăng đường huyết luôn giống nhau bằng cách thực hiện theo chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục, tiêm insulin hoặc các loại thuốc khác theo hướng dẫn của bác sĩ.
Theo dõi lượng đường trong máu
Để ngăn ngừa tăng đường huyết, phụ huynh nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và tuân theo kế hoạch điều trị cho con của bác sĩ. Trẻ em dùng insulin thường cần phải kiểm tra thường xuyên hơn, có thể bốn lần một ngày hoặc nhiều hơn.
Ăn uống lành mạnh
Thực phẩm là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường. Nhưng điều này không đồng nghĩa con phải tuân theo chế độ ăn kiêng tiểu đường nghiêm ngặt. Bác sĩ có thể đề nghị trẻ giảm cân để đạt được và duy trì cân nặng hợp lý. Lượng đường trong máu có thể cải thiện khi giảm cân.
Trẻ ăn uống lành mạnh khi chế độ ăn nhiều trái cây, rau, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt và dầu ô liu. Phụ huynh nên chọn cho con thực phẩm ít chất béo và calo và nhiều chất xơ. Ăn nhiều loại thực phẩm để giúp trẻ đạt được mục tiêu mà không ảnh hưởng đến khẩu vị hoặc dinh dưỡng.
Hoạt động thể chất
Mọi người đều cần tập thể dục và trẻ em mắc bệnh tiểu đường cũng không ngoại lệ. Hoạt động thể chất giúp trẻ kiểm soát cân nặng, sử dụng hết đường để làm năng lượng và giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn. Điều này có thể làm giảm lượng đường trong máu.
Phụ huynh nên tạo cho trẻ cảm thấy tập thể dục trở thành một phần trong thói quen hàng ngày của con. Phụ huynh khuyến khích con bạn hoạt động thể chất ít nhất 60 phút mỗi ngày hoặc tốt hơn là tập thể dục cùng con. Thời gian hoạt động không nhất thiết phải diễn ra cùng một lúc mà có thể chia nhiều nhỏ trong một ngày.
Dùng thuốc
Bác sĩ có thể cho trẻ mắc bệnh tiểu đường loại thuốc phù hợp. Cha mẹ nên cho con uống thuốc đúng giờ, liều lượng theo quy định, tránh lạm dụng hoặc bỏ liều vì có thể làm tăng đường huyết.
Trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng có thể nhận gặp tình trạng cần cấp cứu khác là tăng đường huyết hyperosmotic. Tăng đường huyết không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sau này cho trẻ. Nếu xảy ra nhiều có thể gây hại cho mạch máu, tim, thận, mắt, thần kinh. Biến chứng bệnh tiểu đường là nhiễm toan ceton do đái tháo đường - tình trạng khẩn cấp cần được điều trị ngay lập tức. Nhiễm toan ceton có thể xảy ra với trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 1 và ít thường xuyên hơn ở trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 2.